Tưởng chừng khi bản thân nói về điểm mạnh của mình là một câu chuyện rất dễ dàng. Nhưng sự thật lại khá bất ngờ, có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc nói về điểm mạnh của bản thân. Nói như thế nào để không khoe khoang? Nói như thế nào để làm nổi bật mình trước nhà tuyển dụng? Bài viết này, Nhanh.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số bí quyết khi nói về điểm mạnh của bản thân.
Trong quá trình phỏng vấn, có rất nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, cũng có thể là không. Tuy nhiên việc chuẩn bị điều này cho buổi phỏng vấn là điều cần thiết vì bạn nên nhận thức được điểm mạnh của mình và những lợi ích bạn có thể mang lại cho vị trí đang ứng tuyển. Cũng như trong cuộc sống, nếu biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn cũng thuận lợi hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Nói về điểm mạnh của mình như thế nào cho đúng?
Khi trả lời câu hỏi này, bạn sẽ cần trả lời rất cụ thể, nắm bắt những gì bạn tin là điểm mạnh cá nhân. Điều này sẽ được nhận ra trong quá trình bạn sống và học tập, hoặc cũng có thể được phát hiện từ những người xung quanh về bạn. Xác định được các điểm mạnh, bao gồm các kỹ năng dựa trên kiến thức, đặc điểm cá nhân để thể hiện sự linh hoạt của bạn.
Nội dung chính [hide]
1. Những câu hỏi về điểm mạnh hay gặp trong phỏng vấn
- Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?
- Điều gì sẽ giúp bạn thành công ở vị trí công việc này?
- Chúng tôi có thể mong chờ điều gì ở bạn trong quá trình làm việc ở đây?
- Bạn đã từng nhận được lời khen từ quản lí hay đồng nghiệp về điều gì?
2. Xác định điểm mạnh
Để trả lời những câu hỏi trên, bạn cần xác định được điểm mạnh của mình. Nhanh.vn sẽ đưa ra cho bạn về danh sách điểm mạnh:
- Sáng tạo
- Tính linh hoạt
- Tính mềm dẻo
- Sự tập trung cao độ
- Sáng kiến
- Trung thực trong công việc
- Tận tâm
- Chính trực
- Tinh thần cầu tiến, luôn học hỏi
- Giải quyết vấn đề
Hãy nhìn qua những ý trên và nhìn lại bản thân mình. Điều gì thì bạn cho rằng bản thân mình làm tốt nhất. Tìm thấy điểm mạnh, bạn sẽ có thể dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng.
Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng việc nói về điểm mạnh của bản thân
Xem thêm: Giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
3. Những ví dụ về câu trả lời điểm mạnh khiến bạn lấy điểm từ nhà tuyển dụng
1. "Tôi có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Tôi từng lãnh đạo một nhóm bao gồm nhiều thành viên với kỹ năng đa dạng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tôi đã chỉ dẫn, truyền cảm hứng và gắn kết các thành viên để cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung. Trong ba năm làm trưởng nhóm, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 20%.”
2. "Đối với lĩnh vực việc làm IT: Bất cứ phần mềm nào mới được phát hành, tôi sẽ luôn là người đầu tiên thử nghiệm và làm quen với nó. Tôi thích tìm hiểu về mọi khía cạnh của các phần mềm mới. Và khi phát hiện ra các vấn đề không ổn, tôi đã liên hệ với nhà phát triển để sửa nó ngay lập tức. Vị trí này sẽ cho tôi có hội được làm việc với niềm đam mê của mình và giúp cho các chương trình của công ty tốt hơn."
3. "Tôi tin rằng sức mạnh lớn nhất của tôi là khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề, điều này khiến tôi đủ điều kiện để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những điều kiện đầy thách thức. Việc giải quyết vấn đề đó cho phép tôi trở thành một người giao tiếp tốt hơn. Tôi nghĩ rằng khả năng của tôi có thể nhìn thấy tất cả các khía cạnh của một vấn đề sẽ giúp cho việc cộng tác được tốt hơn vơi các thành viên trong nhóm."
Lấy điểm từ nhà tuyển dụng
4. “Tôi luôn muốn thử nghiệm những kỹ thuật mới. Khi có một phần mềm mới được đưa vào sử dụng trong công việc, tôi luôn là một trong những người tiếp xúc đầu tiên. Tôi muốn tìm hiểu và khám phá từng khía canh, từng chức năng. Ở công ty cũ, khi có một phần mềm kế toán mới được sử dụng, tôi đã tìm ra một lỗi quan trọng và yêu cầu nhà phát triển sửa lại. Điều này đã giúp công ty tránh việc sai lệch trong nhiều tài liệu tài chính. Tôi tin rằng vị trí công việc này có thể cho tôi cơ hội được áp dụng điểm mạnh của minh.”
5. "Điểm mạnh nhất của tôi là đạo đức công việc và sự sẵn sàng nhận công việc áp lực khi cần thiết. Tôi không ngại tiếp nhận một khách hàng khó tính hoặc làm một dự án mà không ai khác muốn bởi vì đó là những khách hàng và dự án sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm. Tôi thường thích làm việc bên ngoài mô tả công việc của tôi và làm bất cứ điều gì được yêu cầu từ cấp trên."
Quản lý nhân viên chặt chẽ, hiệu quả với phần mềm bán hàng Nhanh.vn - Đăng ký dùng thử hoàn toàn miễn phí với đầy đủ tính năng
4. Lời khuyên dành cho bạn khi đi phỏng vấn
Chuẩn bị tinh thần thật tốt: Kỹ năng và chuyên môn của bạn có tốt nhưng nếu bạn phỏng vấn trong trạng thái thiểu tự tin hay run sợ thì rất có thể bạn sẽ bị điểm trừ rất lớn. Việc không có tinh thần tốt dễ làm bạn lúng túng trong việc xử lí tình huống và trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn: Hãy chuẩn bị cho mình một bài giới thiệu về bản thân, về điểm mạnh và điểm yếu. Thêm vào đó hãy tìm hiểu về doanh nghiệp bạn đến phỏng vấn, biết được những gì họ cần khi tuyển nhân viên.
Lưu ý khi đi phỏng vấn
Nắm rõ thông tin bản thân: Bạn nên biết bạn có điểm yếu ở đâu, điểm mạnh ở đâu và bạn có thể làm gì để đóng góp lợi ích cho doanh nghiệp. Cố gắng nói rõ ràng và ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Hãy suy nghĩ trước khi trả lời: Đừng quá vội vàng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, điều này chỉ cho thấy bạn là người rất hấp tấp. Hãy dành ra một vài phút để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Hãy cố gắng đưa ra những câu trả lời chất lượng thay vì trả lời quá nhiều câu hỏi mà không được câu nào ổn.
Trên đây là một số kinh nghiệm Nhanh.vn đã tổng hợp giúp bạn trả lời câu hỏi về điểm mạnh của bản thân trong phỏng vấn cũng như một số lưu ý về việc tham gia phỏng vấn. Nhanh.vn chúc bạn thành công và tìm cho mình một công việc thật sự tốt.
Website: https://nhanh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nhanh.vn
Sử dụng app hoàn toàn miễn phí: