TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Những kinh nghiệm khi mở cửa hàng bỉm sữa đáng bỏ túi nhất

20/02/2022

Để kinh doanh thành công shop bỉm sữa, chủ kinh doanh cần có sự chuẩn bị kĩ về vốn đầu tư, cơ sở vật chất và cả kiến thức kinh doanh. Thêm vào đó, chủ cửa hàng cũng phải quản lý khoa học, tính toán các mặt hàng mình nhập hoặc xuất, sắp xếp cửa hàng thu hút khách hàng vào mua. Bài viết này, phần mềm bán hàng mẹ và bé Nhanh.vn sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm để mở cửa hàng bỉm sữa thành công nhất.

1. Vì sao nên lựa chọn mặt hàng bỉm sữa để kinh doanh?

Trên thị trường hiện nay, có rất ít các cửa hàng chuyên kinh doanh cửa hàng bỉm sữa cung cấp bởi hệ thống chuỗi cửa hàng. Một số siêu thị lớn có cung cấp một số loại sữa, đồ dùng, quần áo, sản phẩm liên quan đến bé. 
Theo xu thế nâng cao sức khỏe Việt, nhiều gia đình, bố mẹ lựa chọn bổ sung sữa vào trong bữa ăn để giúp bé cao khỏe. Để cửa hàng kinh doanh và phát triển thành công, bạn nên có bí kíp tuyệt đỉnh giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng.

Kinh nghiệm khi mở cửa hàng bỉm sữa

 Kinh nghiệm khi mở cửa hàng bỉm sữa

Mở cửa hàng bỉm sữa đang là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận đáng để đầu tư. Có thể nói đây là một thị trường béo bở vì không chỉ trẻ em mà các lứa tuổi khác cũng đều có nhu cầu sử dụng sản phẩm này. Ngày nay, con người càng chi mạnh tay đầu tư sức khỏe vì đại dịch Covid-19. Mà sữa cũng là một trong những sản phẩm có thể tăng cường sức khỏe. Vậy nên, kinh doanh shop bỉm sữa rất đáng để các chủ kinh doanh cân nhắc.

2. Những lưu ý dành cho bạn muốn mở cửa hàng sữa bỉm

Điều kiện mở cửa hàng bỉm sữa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mở cửa hàng
  • Số lượng nhân viên: Tối đa được thuê nhân viên là 10 người và ghi cụ thể trong giấy đăng ký kinh doanh.
  • Tên cửa hàng: Tên cửa hàng không được trùng với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận. Tên cửa hàng sữa yêu cầu có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Tên cửa hàng phải đặt phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Các loại thuế cần đóng: Sau khi mô hình cửa hàng sữa đi vào hoạt động thì chủ kinh doanh cần tiến hành các thủ tục đóng thuế theo quy định pháp luật: Thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài.

Lưu ý mở cửa hàng sữa bỉm

Lưu ý mở cửa hàng sữa bỉm

  • Hình thức và chu kỳ nhập hàng hóa: Bạn có thể chọn nhập hàng trực tiếp từ công ty hoặc từ trung gian là đại lý.
  • Chọn hãng sữa bỉm: Trên thị trường có rất nhiều hãng sữa bỉm, hàng nhái, hàng kém chất lượng,... Bạn cần cân nhắc các hãng có giấy xác nhận chất lượng tốt, lượng tiêu thụ cao để thuận lợi cho việc kinh doanh của bạn, như thế nào là nguồn tốt,..
  • Đầu tư trang thiết bị: Sữa bỉm có mặt hàng có thời hạn sử dụng 3 năm, có sản phẩm như bột sữa, sữa tươi, sữa chua thì thời hạn rất ngắn. Khi quản lý thủ công rất khó để biết được tình trạng hàng hóa. Vậy nên, bạn cần phải đầu tư phần mềm quản lý bán hàng để dễ kiểm soát. Ngoài ra, kinh doanh cửa hàng sữa cũng phải có tủ lạnh, tủ đông, kệ đựng sản phẩm tại cửa hàng sữa bỉm.

Xem thêm: Mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn?

2.1 Mở cửa hàng bỉm sữa cầm bao nhiêu vốn?

  • Chuẩn bị vốn để có thể nhập hàng: Tùy vào khách hàng tiềm năng ở thị trường xung quanh cửa hàng và tình hình chung để xác định số lượng. Bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa từ 2 đến 4 sản phẩm. Sau khi đã kinh doanh được vài tháng, chúng ta có thể xác định lượng tiêu thụ sản phẩm, dòng sữa nào được ưa chuộng nhất,…Hình thức nhập hàng, chu kỳ nhập: Có 2 hình thức nhập hàng phổ biến. Một là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở, mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty. Hai là nhập hàng của các đại lý trung gian.

+ Nhập hàng công ty: Đối với hình thức đầu tiên, bạn phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng theo từng đợt, rồi hưởng chiết khấu tương ứng với số lượng đặt. Sau đó, chiết khấu sẽ được thanh toán vào cuối tháng.

+ Nhập hàng đại lý kinh doanh bỉm sữa: Đối với hình thức nhập từ đại lý, họ không giới hạn số lượng hàng. Bạn càng nhập nhiều thì chiết khấu khuyến mãi sẽ càng lớn. Tỷ lệ chiết khấu được tính trực tiếp trên đơn hàng chứ không nên đợi đến cuối tháng như công ty. Hình thức này dễ xoay vòng vốn hơn.

Mở cửa hàng bỉm sữa cần bao nhiêu vốn

Mở cửa hàng bỉm sữa cần bao nhiêu vốn

  • Vốn thuê mặt bằng: Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng sữa cần có diện tích ít nhất 50m2 trở lên để đảm bảo cho việc trưng bày các loại sữa bỉm bày bán. Nếu cửa hàng mở tại  khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì tiền thuê khoảng 20-50 triệu/ tháng. Nếu địa điểm ở nông thôn hay các khu vực thưa dân hơn thì tiền thuê mặt bằng chỉ khoảng 7-15 triệu/ tháng. Nếu bạn muốn mở đại lý sữa bỉm thì số vốn nhập hàng và thuê mặt bằng sẽ cao hơn nhiều.
  • Vốn cho trang thiết bị cần thiết: Vốn cần có để mua sắm trang thiết bị cơ bản setup cửa hàng bỉm sữa khoảng 30-100 triệu để đảm bảo cửa hàng hoạt động hiệu quả và ổn định:

- Kệ siêu thị mini

- Quầy thu ngân

- Công nghệ phần mềm quản lý bán hàng, quản lý công nợ, hàng tồn kho, quản lý marketing khách hàng.

- Hệ thống camera giám sát cửa hàng, giám sát cổng từ an ninh.

- Tủ đựng đồ cho nhân viên, cho khách hàng.

- Các thiết bị khác: Rổ đựng hàng hóa, xe đẩy siêu thị, kệ sắt, giỏ xách tay mua sắm, bao bì,..

Số vốn tối thiểu để mở một đại lý vừa và nhỏ: tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực bạn kinh doanh, để mở một đại lý sữa, bạn cần có số vốn khoảng từ 200 - 500 triệu đồng. Tất nhiên nếu bạn hướng tới mở các shop bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỷ.

Xem thêm:

Cách mở cửa hàng bán sữa hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu

2.2 Tìm nguồn hàng bỉm sữa ở đâu?

Thị trường đã có rất nhiều nguồn hàng bỉm sữa, tuy nhiên bạn vẫn băn khoăn thì hãy cân nhắc nguồn uy tín và phù hợp với mô hình shop bỉm sữa theo những gợi ý dưới đây

Nguồn hàng bỉm sữa

Nguồn hàng bỉm sữa

  • Nhập sữa từ công ty: Các công ty cung cấp sữa bỉm thường phân phối sữa các loại riêng cho từng khu vực với giá sỉ hợp lý và đảm bảo an toàn. Ưu điểm nguồn hàng này đảm bảo về chất lượng sữa và được chiết khấu, thưởng ở mức nhất định áp dụng theo số lượng nhập hàng hóa.
  • Nhập sữa giá sỉ từ công ty Vinamilk.
  • Nhập sữa từ đại lý trung gian: Đại lý trung gian thường có nguồn hàng đa chủng loại và bỏ giá sỉ, giá buôn cho các đại lý, cửa hàng nhỏ hơn trong khu vực. Giá cả có thể cao hơn nhưng không bắt buộc số lượng nhập. Bạn nhập càng nhiều thì mức chiết khấu càng cao.
  • Nhập sữa ngoại xách tay: Các mặt hàng được ưa chuộng cũng bao gồm các dòng sữa ngoại của Nga, Đức, Nhật, Úc nhờ chất lượng. So với sữa nhập khẩu thì sữa ngoại xách tay có giá mềm hơn vì không bị tính thuế. Nhưng bạn nên tìm địa chỉ nguồn cung uy tín để đặt hàng.
  • Đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài
  • Đặt tiếp viên hàng không, phi công: Chi phí xách tay này thường dao động từ 200.000đ – 300.000đ/kg hàng.

2.3 Nên bán nhiều hay tập trung một mặt hàng?

Kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm sữa là nên có kế hoạch bán nhiều loại sữa tập trung vào phân khúc nhóm đối tượng chính: sữa cho bé, sữa cho mẹ, sữa cho người già. Các đối tượng này thường quan tâm chất lượng và sức khỏe nên thường chọn mua ở nơi uy tín, chuyên về bỉm sữa. Hơn nữa, khi nhắc đến cửa hàng sữa và bỉm, khách hàng thường mua sắm ở cửa hàng cho cả mẹ và bé. Việc bán nhiều mặt hàng vừa giúp cửa hàng kiếm lãi doanh thu từ nhiều sản phẩm, vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi đi mua sắm.

Bí quyết kinh doanh này sẽ tạo niềm tin cho khách hàng quay lại mua và đủ các loại sữa để họ chọn lựa. Nếu chỉ tập trung một loại thì sẽ không thu hút được nhiều phân khúc khách hàng. Mặt hàng nào có lượng tiêu thụ tốt nghĩa là hãng sữa đó bán được nhiều. Một số hãng sữa bán chạy được ưa chuộng mà không thể bỏ qua trên thị trường hiện nay là: Dielac của Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott,…

Mời bạn tham khảo: Top 5 phần mềm bán hàng mẹ và bé uy tín và được tin dùng nhất hiện nay

2.4 Phân tích mô hình cửa hàng sữa bỉm

  • Phân tích các khách hàng tiềm năng: Trước khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm, bạn cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng của cửa hàng, hồ sơ khách hàng mà cửa hàng nhắm đến,...
  • Xây dựng hệ thống cửa hàng sữa: Thiết kế mô hình của những cửa hàng một cách khoa học và chi tiết, tạo không gian tốt nhất cho cả khách hàng và người quản lý. 
  • Kệ siêu thị mini trưng bày sản phẩm; tủ lạnh, tủ đông để bảo quản kết hợp các loại sữa. 
  • Tạo  sự uy tín cho cửa hàng: Trong mô hình cửa hàng bỉm và sữa, để kinh doanh và buôn bán thành công thì điều quan trọng là có được lòng tin từ khách hàng. Sự uy tín của cửa hàng bạn sẽ chiếm đến khoảng 40% tầm quan trọng. Khách hàng khi tin tưởng và yêu thích cửa hàng của bạn họ sẽ trở thành khách hàng trung thành. Họ sẽ luôn mua sắm tại cửa hàng, thậm chí là chia sẻ và giới thiệu người thân, bạn bè của họ đến mua hàng. Hình thức truyền thông quảng cáo này thực sự rất lợi cho cửa hàng của bạn.
  • Phần mềm quản lý bán hàng, quản lý công nợ, hàng tồn kho giúp bạn quản lý lượng hàng hóa xuất/nhập, hạn sử dụng, sản phẩm cần nhập thêm, ước tính chu kỳ nhập hàng, quản lý công nợ khách hàng,...
  • Hệ thống camera chuyên nghiệp giám sát cửa hàng, giám sát cổng từ an ninh.

Mô hình cửa hàng sữa bỉm

Mô hình cửa hàng sữa bỉm

  • Kinh doanh và thu về lợi nhuận: Bạn nên sử dụng phần mềm nhằm mục tiêu tối ưu quy trình kinh doanh thống kê doanh số theo tháng, quý rõ ràng, chi tiết, theo dõi thời gian thực, mặt hàng bán chạy, chăm sóc khách hàng,... Từ đó, chủ kinh doanh có thể kiểm soát lãi lỗ, đưa ra các điều chỉnh phù hợp hơn.
  • Duy trì và phát triển cửa hàng: Khi đã vận hành kinh doanh shop bỉm sữa thì những gì quan trọng nhất là làm sao để duy trì cửa hàng, dịch vụ ổn định, ngày càng phát triển. Những người bán hàng nên có định hướng phát triển, chiến lược rõ ràng. Từ đó, bạn có thể mở rộng kinh doanh đa dạng mặt hàng, mở đại lý bỉm sữa, cơ sở, chi nhánh và mở rộng phạm vi địa lý trên toàn quốc. 

Bài viết trên đây là những kinh nghiệm mới nhất khi mở shop bỉm sữa đáng bỏ túi nhất mà các chủ kinh doanh cần lưu ý. Nếu có điều gì thắc mắc cần tư vấn thì bạn hãy để lại bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp câu trả lời ngay lập tức. Chúc các bạn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm