TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Nguyên tắc vàng giúp bạn đánh giá chính xác chênh lệch tỷ giá cuối năm

09/08/2024

Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm là điều mà các doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Vấn đề ghi nhận, đánh giá, xử lý và hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái luôn là vấn đề phức tạp đối với doanh nghiệp và cũng nảy sinh nhiều vướng mắc từ văn bản pháp lý đến áp dụng thực tế. Do vậy, đây là một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, khi mà hoạt động giao thương với các đối tác nước ngoài ngày càng nhiều hơn.

Trong thị trường, giá ngoại hối được biểu diễn dưới dạng cặp tiền tệ hoặc báo giá tỷ giá trong đó giá trị tương đối của một đơn vị tiền tệ được tính bằng đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái, được áp dụng cho khách hàng có nhu cầu mua một loại tiền tệ định giá được gọi là giá bán. Đây là mức giá cao nhất mà một cặp tiền tệ sẽ được mua. Và giá mua ngoại tệ được gọi là giá bán. Đó là mức giá thấp nhất mà một cặp tiền tệ sẽ được chào bán. Giá bán luôn thấp hơn giá mua. Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán được gọi là chênh lệch giá. Nó đại diện cho chi phí môi giới và thay thế cho phí giao dịch. 

Hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu các nguyên tắc đánh giá tỷ giá hối đoái cuối năm như thế nào nhé!

1. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Nếu hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

      + Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

      + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

      + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

      + Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

-  Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Đánh giá chênh lệch tỷ giá

Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế

Xem thêm: Cách hạch toán Kế toán xây dựng cơ bản dở dang theo thông tư 200

2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

- Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

- Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

Nguyên tắc đánh giá tỷ giá

Nguyên tắc đánh giá tỷ gi

3. Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

a) Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ bằng ngoại tệ

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh trong ngày)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

          Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

          Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ nhưng chưa thanh toán, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ

căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642...

          Có các TK 331, 341, 336...

c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ

- Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

          Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

          Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

- Khi nhận vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ từ người bán:

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642

          Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi: 

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

          Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ,...) ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

          Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

          Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

chênh lệch tỷ giá hối đoái

Trên đây là bài viết Nhanh.vn muốn gửi đến bạn đọc nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn vè đánh giá tỉ giá hối đoái cuối năm và nêu ra những nguyên tắc cơ bạn giúp các bạn dễ dàng hơn trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công với những gì chúng tôi chia sẻ và nếu thấy hay thì hãy share cho mọi người cùng biết nhé.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm