TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Mở cửa hàng nail cần bao nhiêu vốn? Cập nhật chi phí mở tiệm 2024

-01/01/2024

Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, mở cửa hàng nail đang là xu hướng kinh doanh được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết hôm nay, Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới các bạn đọc về vấn đề mở cửa hàng nail cần bao nhiêu vốn? Cập nhật chi phí mở tiệm 2024.

Mở cửa hàng nail cần bao nhiêu vốn? Cập nhật chi phí mở tiệm 2024

1. Mở tiệm nail cần chuẩn bị những gì?

1.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ sản phẩm, ngành nghề nào thì việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Phần lớn, nhiều người khi mới bắt đầu mở tiệm nail thường lựa chọn khách hàng một cách khá cảm tính. Ở đây, các bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là ai? Họ có đặc điểm, sở thích gì? Lưu ý gì? Phân khúc giá bạn định vị cho cửa hàng mình ở mức nào? 

Bên cạnh đó, việc xác định khách hàng mục tiêu cũng sẽ là bước đệm quan trọng để bạn lựa chọn mặt bằng kinh doanh cửa hàng và phong cách trang trí hay lựa chọn nội thất, cơ sở vật chất.

Nail được xem là lĩnh vực làm đẹp có tính thẩm mỹ cao và khách hàng mục tiêu sẽ là các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 18-60 tuổi. Đặc biệt, phân khúc độ tuổi từ 22-45, tự chủ về kinh tế, thích làm đẹp và làm mới bản thân là nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng.

Do đó, nếu các bạn mở tiệm nail ở khu vực đông người, đi lại thuận tiện nhưng tập trung nhiều nam giới như công trình xây dựng, công ty dầu, cơ khí,… thì kinh doanh sẽ khá khó khăn. 

Đồng thời lĩnh vực kinh doanh này đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ này sẽ là những người ít phải làm việc nặng. Thêm nữa, đối với một số ngành nghề đặc thù yêu cầu đôi tay cần phải cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ như bác sĩ, y tá, đầu bếp,… cũng không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. 

1.2 Kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề

Tiếp theo, một yếu tố không thể thiếu để bạn bắt đầu kinh doanh tiệm nail và quyết định có thành công hay không chính là kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề làm nail. Do đó, việc học làm nail cũng cần được đào tạo bài bản, các bạn cần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sau này có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.

Đồng thời, bạn cần phải có kinh nghiệm thực tế đã đi làm tại các tiệm Nail trước đó. Điều này càng giúp  bạn hiểu rõ về hoạt động của một tiệm nail cùng như trau dồi tay nghề của mình.

Mở tiệm nail cần chuẩn bị những gì?

Mở tiệm nail cần chuẩn bị những gì?

Xem thêm: 7 điều cần có nếu muốn mở tiệm trang điểm đắt khách nhất

1.3 Giấy phép kinh doanh tiệm nail

Cuối cùng, để mở cửa hàng nail thì các bận cũng cần chuẩn bị giấy phép kinh doanh và một số giấy tờ khác liên quan khác như: giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học nail cơ bản hay nâng cao hoặc chứng chỉ hành nghề nail được cấp tại các trung tâm uy tín.

Nếu bạn không phải là người làm việc trực tiếp thì cần chứng minh được nhân viên hay một người nào đó cung cấp dịch vụ cho khách hàng là những người đã có chuyên môn và chứng chỉ hành nghề.

1.4 Vốn đầu tư mở tiệm nail

Để mở tiệm nail, bạn cần có vốn đầu tư ban đầu để mua đồ dùng, trang thiết bị, thuê mặt bằng, và chi phí khác như quảng cáo, tiền lương cho nhân viên, và chi phí vận hành. Tùy vào khu vực và quy mô tiệm nail mà số tiền này có thể dao động từ vài nghìn đô la đến hàng trăm nghìn đô la.

Chi phí đầu tư để mở một tiệm nail có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khu vực địa lý, quy mô kinh doanh, vị trí và thiết kế của tiệm. Một số chi phí đầu tư chính để mở một tiệm nail cơ bản bạn cần biết như Thuê/mua mặt bằng, Thiết bị và dụng cụ, Thiết kế nội thất, Quảng cáo và tiếp thị, Lương nhân viên… và khá nhiều chi phí phát sinh.

Giấy phép kinh doanh tiệm nail

Giấy phép kinh doanh tiệm nail

1.5 Vật liệu và sản phẩm của tiệm nail

Các vật liệu và sản phẩm cần thiết cho một tiệm nail cơ bản bao gồm: Sơn móng tay, Sơn móng chân, Bột cát, Sơn gel, Dụng cụ làm móng, Dầu dưỡng móng, Kem dưỡng da và Phụ kiện… Các sản phẩm và vật liệu trên còn có thể được bổ sung bởi các dịch vụ khác như làm thêm móng giả, ép cọng tóc, làm nối mi, v.v. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cung cấp của tiệm nail.

Vật liệu và sản phẩm của tiệm nail cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • An toàn: Vật liệu và sản phẩm sử dụng trong tiệm nail phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng và nhân viên. Ví dụ như sơn móng tay phải không chứa các hóa chất độc hại, các dụng cụ làm móng phải được khử trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Chất lượng: Đảm bảo chất lượng cao, từ sơn móng tay đến các dụng cụ làm móng. Điều này sẽ giúp tiệm nail thu hút được nhiều khách hàng và tạo được uy tín trong ngành nghề.
  • Đa dạng: Tiệm nail cần phải cung cấp đa dạng sản phẩm và vật liệu để đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nếu chỉ cung cấp một số lượng sản phẩm và vật liệu hạn chế, khách hàng có thể sẽ không hài lòng và không quay lại tiệm.
  • Hiệu quả: Đảm bảo hiệu quả, giúp cho quá trình làm móng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ như sơn móng tay và móng chân nhanh khô, dụng cụ làm móng chính xác và dễ sử dụng.
  • Giá cả hợp lý: Vật liệu và sản phẩm trong tiệm nail nên có giá cả phù hợp với chất lượng và thị hiếu của khách hàng. Nếu giá cả quá cao, khách hàng có thể sẽ không muốn sử dụng tiệm, còn nếu giá quá rẻ, tiệm nail có thể mất đi lợi thế cạnh tranh vì không thể đảm bảo chất lượng.

Quản lý sản phẩm tiệm nail dễ dàng

Báo cáo doanh thu rõ ràng

dùng thử miễn phí

2. Các chi phí mở tiệm nail

2.1 Thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng khi kinh doanh luôn là khoản đầu tư lớn nhất mà chủ cửa hàng cần phải tính toán đầu tiên. Và việc chọn mặt bằng cũng rất quan trọng, được xem như là một trong những yếu tố quyết định sự thành công kinh doanh. Mặt bằng kinh doanh tại những nơi trung tâm hoặc đông đúc nhộn nhịp, mặt tiền lớn thì giá thuê càng cao.

Để tiệm nail có thể hoạt động một cách hiệu quả thì nên tìm những nơi gần đông đúc, nhiều người qua lại,… Nếu trong ngõ thì vẫn đảm bảo dễ nhìn và dễ tìm, tránh những mặt đường lớn mà chi phí cao.

Việc thuê mặt bằng này thì chi phí chỉ nên chiếm khoảng 10-14% tổng số vốn (8-15 triệu đồng/tháng). Và nếu bạn đã có sẵn mặt bằng tại nhà thì bỏ qua khoảng chi phí này.

2.2 Thiết kế biển hiệu

Để giúp cửa hàng dễ nhận biết và thu hút được khách hàng thì các bạn cần đầu tư vào thiết kế biển hiệu. Với khoản thiết kế cũng cần phải đạt tiêu chuẩn phù hợp để sử dụng cho các mục đích thương mại. Đồng thời, nó phải có tính thẩm mỹ và ấn tượng với người nhìn. 

Trên biển hiệu cần thể hiện đầy đủ thông tin về: logo, hình ảnh sản phẩm, số điện thoại, địa chỉ,… Chi phí dành cho việc này thường nằm trong khoảng 2 - 4 triệu đồng.

2.3 Cơ sở vật chất, nội thất trang trí

Kinh nghiệm mở tiệm nail dành cho bất kỳ ai mới bắt đầu thì cơ sở vật chất và nội thất trang trí là phần có nhiều thứ lớn nhỏ cần mua, vì vậy bạn phải lên danh sách phù hợp nhất.

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, nội thất trang trí

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, nội thất trang trí

Quầy lễ tân

  • Tùy thuộc vào quy mô của tiệm mà bạn có thể đầu tư quầy lễ tân hoặc không. Với khu vực quầy lễ tân thì nên lựa chọn những mẫu phổ biến như quầy có hình chữ J hoặc chữ nhật.
  • Quầy tiếp tân sẽ là nơi bày trí máy tính, một vài đồ dùng văn phòng nhỏ và giao dịch tiền. Chi phí đầu tư cho mục này vào khoảng 3-8 triệu đồng/quầy, chiếm 4-5%.

Ghế sofa, bàn trà tiếp khách

  • Ghế sofa là chỗ để khách thư gian ngồi chờ trong lúc đợi làm móng và tư vấn. Các bạn nên sắp xếp làm sao khu vực này thoải mái, tạo cảm giác thân thiện với khách hàng.
  • Ghế sofa và bàn trà tiếp khách hiện đang có giá khoảng 4-9 triệu đồng/bộ, chiếm khoảng 4-6% tổng số vốn.

Ghế ngồi làm tay

  • Khi làm móng tay thì nhân viên và khách sẽ ở vị trí ngang hàng nên cần lưu ý chọn ghế đồng bộ, tạo tính thống nhất và liền mạch.
  • Tuỳ vào diện tích và quy mô cửa tiệm, bạn có thể trang bị nhiều hay ít ghế ngồi, giá khoảng từ 600 nghìn đồng – 1.8 triệu đồng/ghế. Nếu đầu tư từ 2 bàn thì cần 4 – 8 ghế, mục này sẽ chiếm từ 4-9% tổng số vốn.

Bàn làm nail và gối kê tay

  • Bàn làm móng thì các bạn nên lựa chọn với những chất liệu đá cẩm thạch hoặc kính cường lực để tạo độ bóng sáng cho không gian và có thể vệ sinh dễ dàng. 
  • Chi phí đầu tư bàn làm nail và gối kê tay sẽ khoảng từ 800 nghìn đồng – 3.2 triệu đồng/bàn.

Ghế ngồi làm chân

  • Khi ngồi làm chân thì khách hàng sẽ ở vị trí cao hơn nhân viên. Vị trí bồn ngâm chân và vị trí đặt chân lên cũng cần phải thiết kế sao cho ngang tầm để thao tác của nhân viên được thuận tiện.
  • Chi phí này sẽ chiếm khoảng 14-30% (dao động từ 8 - 16 triệu đồng/bộ bao gồm ghế, chậu ngâm chân, kê chân, vòi nước, ghế đôn cho nhân viên).

Kệ để lọ sơn, tủ đựng đồ nail

  • Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng mẫu kệ treo tường vừa để khách hàng dễ lựa chọn mẫu sơn vừa giúp trang trí. Kệ này nên có độ rộng từ 5 - 10 cm. Chất liệu nhựa, gỗ hoặc kim loại dựa trên ý tưởng chủ đạo của tiệm.
  • Tuỳ vào điều kiện kinh tế hoặc diện tích để thiết kế tủ đựng dụng cụ làm nail sao cho hợp lý. Chi phí cho kệ và tủ nail chiếm khoảng 2 - 8% (2 - 12 triệu đồng).

Trang trí nội thất

Ngày nay, khi khách hàng đến tiệm nail của bạn không chỉ quan tâm đến chất lượng làm móng có tốt, có đẹp mà còn muốn được thư giãn trong không gian bày trí ở đây. Hầu hết, khách hàng sẽ không thích vào những tiệm nail có cách bài trí sơ sài hay tông màu lòe loẹt kém sang và thiếu tinh tế. 

Việc bày trí cho nội thất và hoàn thiện cửa hàng sẽ tùy vào hiện trạng mặt bằng cũng như phong cách thiết kế của tiệm. Cơ bản sẽ bao gồm: có thể tháo dỡ hiện trạng, ốp lát gạch, sơn nước, vách trang trí, vách tiếp tân, tranh treo tường, đèn, máy lạnh, nhà vệ sinh,…

Chi phí cho phần trang trí này chiếm khoảng 12 - 35 triệu đồng (10 - 25%).

Đọc thêm: Tổng hợp 8 kinh nghiệm mở tiệm phụ liệu tóc thành công

2.4 Sơn gel và máy móc trang thiết bị chuyên dụng

Chi phí sơn gel và máy móc trang thiết bị chuyên dụng

Chi phí sơn gel và máy móc trang thiết bị chuyên dụng

Mở tiệm nail đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đầu tư vào những bảng màu đẹp, đa dạng màu sắc và hợp thời trang. Hiện nay, chi phí của 1 bộ sơn gel doa động khoảng 15 - 30 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng và độ “hot” của bảng màu. Việc mua máy sấy, các thiết bị khác thì chi phí khoảng từ 500.000 - 3 triệu đồng / máy.

2.5 Chi phí trả lương cho nhân viên

Chi phí trả lương cho nhân viên

Chi phí trả lương cho nhân viên

Một cửa hàng nail với quy mô nhỏ thì cũng cần ít nhất 1 thợ vẽ chính và khoảng từ 1 - 2 thợ phụ hỗ trợ trong việc làm sạch, vệ sinh, làm móng cơ bản và chăm sóc khách hàng. Hiện nay, lương của thợ chính tầm 7-10 triệu/ tháng/người, lương của thợ phụ ít nhất từ 5 - 6 triệu/ tháng/ người. 

Đa phần, với các tiệm nhỏ hoặc mới bắt đầu kinh doanh, người chủ sẽ là thợ làm chính luôn. Do đó, thay vì phải trả tiền cho nhân viên thì sẽ tự mình làm rồi lấy công làm lãi. Còn với quy mô lớn hơn, việc thuê nhân viên là bắt buộc, vì vậy các bạn cần phải lên kế hoạch và xác định khung mức lương cố định mỗi tháng. Phần khung lương này dao động khoảng 10 - 20 triệu cho cửa hàng tầm trung. 

Bên cạnh đó, còn áp dụng thêm chính sách hưởng phần trăm hoa hồng cho nhân viên khi làm mỗi bộ nail cho khách. Vì vậy, thợ làm móng sẽ nhận mức lương cơ bản thấp hơn và thu nhập chính đến từ phần trăm hoa hồng nhận được. 

2.6 Bảng giá, card visit và đồng phục nếu có

Số lượng card visit thông thường cần in là khoảng 4-5 hộp, các voucher giảm giá khoảng 200 tờ; menu bảng giá in thành quyển giúp giới thiệu về cửa hàng và khách dễ lựa chọn. Chi phí đầu tư cho khoản này được xem là ít nhất, chỉ nên chiếm từ 0.5-1% (khoảng 800 nghìn đồng – 2 triệu đồng).

Đồng thời, để tạo sự chuyên nghiệp thì 1 cửa hàng nail cũng cần đầu từ đồng phục cho nhân viên hoặc tạp dề làm nail. Đồng phục thì nên có thêu logo nail vừa giúp quảng bá thương hiệu, vừa để dễ nhận biết. Mỗi một bộ này hiện nay trên thị trường có giá khoảng 150-650 nghìn đồng.

2.7 Chi phí marketing, PR

Chi phí trả lương cho nhân viên

Chi phí trả lương cho nhân viên

Khi mới mở tiệm nail thì các bạn sẽ cần rất đầu tư cho việc marketing và quảng bá thương hiệu, hình ảnh. Bạn cần lên kế hoạch và đưa ra chiến lược marketing phù hợp ở nhiều kênh truyền thông để giúp việc kinh doanh thuận lợi và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Chi phí đầu tư cho khoản này cũng cần bỏ ra tính theo hàng tháng dao động từ 5 – 10 triệu, tùy thuộc vào quy mô của cửa tiệm.

Như vậy, tổng chi phí để mở một tiệm nail nhỏ sẽ tốn khoảng 95-185 triệu đồng cho số tiền đầu tư ban đầu. Ngoài ra, bạn phải dự trù mỗi tháng khoảng 10-20 triệu đồng để duy trì hoạt động của tiệm nail.

Tham khảo: 7 bước mở tiệm chuyên gội đầu dưỡng sinh đông khách nhất

3. Phần mềm quản lý tiệm nail Nhanh.vn - trợ thủ đắc lực của các chủ tiệm

Nhanh.vn là phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến đa kênh, tốt nhất và sáng tạo nhất cho các chuỗi bán lẻ Việt Nam hiện nay. Nhanh.vn tự hào cung cấp các giải pháp công nghệ toàn diện và tiên tiến nhất, bao gồm quản lý sản phẩm, xử lý các đơn hàng, quản lý nhân viên và khách hàng. Bằng việc nắm bắt xu hướng thị trường một cách nhanh chóng và chính xác, chúng tôi luôn hướng đến việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ và quy trình kinh doanh tốt nhất. Nhanh.vn chắc chắn là phần mềm quản lý cửa hàng nail mà các chủ tiệm đang tìm kiếm. 

Phần mềm quản lý tiệm nail Nhanh.vn

Phần mềm quản lý tiệm nail Nhanh.vn

Nhanh.vn có đầy đủ các tính năng bạn hỗ trợ các chủ tiệm nail từ khi mới bắt đầu kinh doanh cho đến khi sở hữu chuỗi cửa hàng lớn:

  • Với tính năng quản lý sản phẩm, người dùng có thể nhập thông tin sản phẩm, giá cả, số lượng hàng tồn kho và mô tả chi tiết sản phẩm. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép người dùng tạo danh sách các nhà cung cấp và quản lý thông tin đặt hàng với những nhà cung cấp này.
  • Tính năng quản lý khách hàng cho phép người dùng tạo danh sách khách hàng, quản lý thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng của từng khách hàng. Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm thông tin khách hàng nhanh chóng và có thể tùy chỉnh chương trình khuyến mại cho các khách hàng thân thiết.
  • Tính năng quản lý kho hàng cho phép người dùng quản lý số lượng hàng hóa tồn kho, thực hiện kiểm kê hàng hóa, quản lý đơn đặt hàng và nhập kho. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép người dùng tạo các báo cáo tồn kho để đưa ra quyết định kinh doanh.
  • Cuối cùng, tính năng quản lý doanh thu cho phép người dùng tạo các báo cáo doanh thu hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các báo cáo về các sản phẩm bán chạy và lợi nhuận để giúp người dùng đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên Nhanh.vn đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị mở cửa hàng nail và cần số vốn là bao nhiêu. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm