Bạn có ý định mở cửa hàng bán vàng mã? Kinh doanh cửa hàng bán vàng mã cần bao nhiêu tiền, cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ, hướng dẫn tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng bán vàng mã của mình.
Nội dung chính [hide]
1. Ý nghĩa của vàng mã
Khái niệm vàng mã là gì? Vàng mã còn được gọi là tiền âm phủ, vàng mã sử dụng cho cõi âm. Loại tiền này ra đời do quan niệm tín ngưỡng ngày xưa. Đây không phải là hình thức mê tín dị đoan vì khi ra đời, tiền âm phủ được xem như một sự thay đổi tích cực trong tư tưởng, mang ý nghĩa nhân văn.
Ý nghĩa của vàng mã
Vàng mã được thiết kế khá giống với tiền thật nhưng được làm bằng giấy dễ cháy. Trong các ngày lễ cổ truyền, rằm hay đám giỗ, cúng tế,... vàng mã thường được sử dụng để đốt. Ban đầu vàng mã đúng chỉ có tiền vàng, tiền giấy nhưng đến sau này có thêm áo quần, giày dép, tivi, ô tô, xe đạp, điện thoại,…
Việc đốt vàng mã trong các dịp lễ, rằm thể hiện tấm lòng của người còn sống với người thân đã khuất. Đốt vàng mã để họ có cuộc sống đầy đủ, ấm no thậm chí là giàu có. Việc này cũng là cách mọi người giữ gìn nguồn gốc dòng họ trong gia đình. Việc đốt vàng mã thể hiện lời nhắc nhở phải sống có sự tôn trọng đối với bề trên và những người đã khuất. Luôn luôn ghi nhớ công ơn, đức sinh thành của họ để chúng ta có được ngày hôm nay.
Vì những lý do trên, kinh doanh tiệm vàng mã là mô hình kinh doanh lọt top siêu hot, kiếm lợi nhuận gấp bội so với chi phí bỏ ra mà các chủ kinh doanh không thể bỏ qua.
2. Mở cửa hàng bán vàng mã cần bao nhiêu tiền?
2.1. Chi phí cho thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật thì khi mở cửa hàng bán vàng mã, chủ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh, có giấy phép mở thì cửa hàng mới được hoạt động. Chuẩn bị thủ tục pháp lý gồm những giấy tờ chi tiết sau:
- Xin giấy phép kinh doanh rượu ngâm mở cửa hàng, đăng ký kinh doanh cá thể. Nội dung ghi rõ tên và địa chỉ cửa hàng, lĩnh vực kinh doanh, số vốn kinh doanh, thông tin của CCCD/CMND của chủ hộ kinh doanh có chữ ký xác nhận.
- Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
- Bản hợp đồng thuê cửa hàng (nếu thuê mặt bằng) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất cho địa điểm kinh doanh hợp pháp.
- Tên cửa hàng vàng mã: Tên cửa hàng phải có đủ 2 thành tố đó là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên cửa hàng bán vàng mã không được trùng với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận. Tên bán vàng mã yêu cầu có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Tên cửa hàng phải đặt phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Bạn có thể đặt tên cửa hàng bằng tiếng Anh.
- Bạn cần ghi rõ số vốn kinh doanh cụ thể khi đăng ký mở cửa hàng.
- Bạn cần trình bày cụ thể địa chỉ của cửa hàng vàng mã khi đăng ký kinh doanh.
- Số lượng nhân viên: Cửa hàng bán vàng mã tối đa được thuê nhân viên là 10 người và ghi cụ thể trong giấy đăng ký kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, hãy nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp quận/huyện nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ đủ và hợp lệ, cửa hàng kinh doanh của bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày làm việc. Ngược lại, nếu thiếu hay sai sót gì bạn cũng sẽ được phản hồi trong vòng 5 ngày.
Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của các công ty luật để quy trình chuẩn bị giấy tờ, thủ tục được chu đáo nhất, tuân thủ các quy định mới nhất.
Chi phí cho thủ tục đăng ký kinh doanh
2.2. Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng
Vốn thuê mặt bằng: Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng bán vàng mã cần có diện tích khoảng 15m2 trở lên để đảm bảo cho việc trưng bày các loại sản phẩm đang có sẵn trên thị trường. Nếu cửa hàng mở tại khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì tiền thuê khoảng 5-7 triệu/tháng. Nếu địa điểm ở nông thôn hay các khu vực thưa dân hơn thì tiền thuê mặt bằng chỉ khoảng 2-5 triệu/tháng.
Nếu phải đi thuê mặt bằng thì giữa bạn và chủ mặt bằng nên có hợp đồng rõ ràng, đề cập rõ các quy định đặt cọc trước, thời hạn bao lâu để tránh trường hợp khi cửa hàng kinh doanh đã đi vào ổn định thì chủ đổi ý lấy lại mặt bằng.
2.3. Nhập hàng vàng mã ở đâu và giá bao nhiêu?
Ngày nay, mọi khu vực tỉnh thành đều có xưởng sản xuất vàng mã thiết kế đa dạng các loại mẫu mã. Nếu bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh vàng mã thì nên khảo sát thị trường, thương lượng với các cơ sở này để nhập nguồn hàng sỉ với giá tốt và ổn định, nếu được hãy hợp tác lâu dài. Vốn nhỏ hay lớn sẽ quyết định đến quy mô mở quán. Khi đó, bạn cần đưa ra phương án, cách tổ chức và vận hành cửa hàng bán vàng mã từ lúc bắt đầu đến khi đi vào hoạt động.
Nhập hàng vàng mã ở đâu
Vàng mã không chỉ cần tiền vàng là xong. Trên bàn cúng luôn có đầy đủ hương, gạo, muối, nến, trầu, cau,… Vậy nên, hãy nhập các mặt hàng khác có liên quan đến mâm cỗ, lễ cúng để bán kèm. Bên cạnh đó, bạn nên giới thiệu với khách hàng mỗi khi họ mua hàng để vừa giúp họ mua đầy đủ đồ cần thiết, vừa bán được hàng. Vàng mã có nhiều loại, mẫu mã và được sử dụng tùy vào từng trường hợp khác nhau. Trước khi nhập hàng về, chủ kinh doanh cần tìm hiểu rõ xem người dân khu vực cửa hàng của bạn sẽ thường cúng như thế nào, có phong tục ra sao, họ có thường mua vàng mã hay không? Chi phí nhập hàng vàng mã cho một cửa hàng mới khai trương khoảng 30 triệu.
Phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng vàng mã tối ưu nhất
2.4. Chi phí trang trí cửa hàng
Biển hiệu quảng cáo cũng như hình thức bề ngoài của một cửa hàng. Việc trang trí cửa hàng sẽ để lại ấn tượng cho người qua đường. Cửa hàng gọn gàng, bắt mắt thì khi nhìn vào khách hàng sẽ muốn ghé và mua sắm hơn. Chính vì vậy, cửa hàng cả phía bên ngoài và bên trong cần được bố trí hợp lý.
Trang trí cửa hàng bán vàng mã
Những vật liệu vàng mã rất dễ cháy nên phải để xa nến đèn đang thắp hay xa bàn thờ ông địa,… Hãy đầu tư bảng hiệu, kệ đựng, tủ để sắp xếp các mặt hàng vàng mã. Hãy sắp xếp sao cho bạn dễ tìm và khách hàng có thể nhìn đầy đủ được các sản phẩm bày bán. Vốn cần có để mua sắm trang thiết bị cơ bản cho cửa hàng bán vàng mã khoảng 5 triệu để đảm bảo cửa hàng hoạt động hiệu quả và ổn định: Quầy thu ngân, phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống camera giám sát cửa hàng, các thiết bị khác như kệ đựng, giỏ xách tay mua sắm, bao bì,...
Phòng khi bất trắc xảy ra, bạn nên chuẩn bị hệ thống phòng cháy chữa cháy xung quanh khu vực cửa hàng bán đồ vàng mã vì tính chất của nó là dễ cháy.
2.5. Chi phí phát sinh
Bên cạnh các chi phí trang trí, duy trì cửa hàng thì chi phí phát sinh như điện, nước sẽ chiếm khoảng tầm 3-4 triệu/tháng
Vậy mở cửa hàng vàng mã cần bao nhiêu tiền? Kết luận, bạn cần đầu tư với số tiền 50 triệu đối với các cửa hàng nhỏ, nếu bạn đầu tư lớn hơn tầm 100 triệu.
Khi mở cửa hàng kinh doanh vàng mã, bạn cũng nên lập 1 trang website để quảng cáo, đăng hình ảnh, các gói combo,... để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ online và đặt hàng để được giao hàng tận nơi. Một kênh kinh doanh nổi bật online sẽ giúp thu hút và giữ chân khách hàng nhiều hơn. Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có nhiều lựa chọn mua sắm. Vì vậy, bạn nên xây dựng một kế hoạch kinh doanh chiến lược cụ thể để tránh bị tụt hậu. Cũng rất khó để xây dựng hồ sơ khách hàng trung thành và phát triển thói quen mua hàng trên cửa hàng trực tuyến của bạn. Tuy nhiên, khi đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng, bạn nên đầu tư vào những hình ảnh và chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn.
3. Các vấn đề cần lưu ý sau khi mở cửa hàng bán vàng mã
Kinh doanh vàng mã không phải là một ngành khó có thu nhập. Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có truyền thống sử dụng và đốt vàng mã trong những ngày lễ cổ truyền. Bạn không phải lo vấn đề không có người mua. Hãy tập trung vào các chiến lược và kế hoạch kinh doanh làm sao để thu hút được nhiều khách hàng đến cửa hàng của bạn. Bán lẻ vàng mã có thể mang lại một khoản lợi nhuận cao, và loại hình kinh doanh này được nhiều chủ kinh doanh áp dụng và rất thành công.
Khác với vùng nông thôn, những khu đô thị lớn, thành phố, trung tâm thì mọi người thường bận rộn với công việc có ít thời gian để tìm hiểu mua sắm. Dịch vụ bán hàng online ra đời và việc giao hàng, đi chợ giùm cũng phát triển. Hiện nay mạng xã hội cũng rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn hãy tận dụng lợi thế bán hàng miễn phí trên mạng xã hội để có cơ hội tăng doanh thu. Cụ thể bạn hãy liên kết với các app, đơn vị vận chuyển hay hợp tác với thầy bói,... Việc này sẽ giúp bạn có nhiều đơn hàng hơn, đầu ra ổn định hơn, cửa hàng sẽ dễ bán các sản phẩm hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng.
Sau khi mở cửa hàng bán vàng mã và đi vào kinh doanh, bạn sẽ cần đóng các loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế xuất khẩu/nhập khẩu (nếu có).
- Thuế môn bài.
Để kinh doanh thành công cửa hàng bán vàng mã, chủ kinh doanh còn cần có sự chuẩn bị kĩ về vốn đầu tư và cơ sở vật chất.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi mở cửa hàng bán vàng mã cần bao nhiêu tiền cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho những chủ kinh doanh tương lai lên kế hoạch kinh doanh và triển khai kế hoạch hiệu quả. Nếu còn gì băn khoăn hãy để lại bình luận bên dưới, Nhanh.vn sẽ giải đáp ngay. Chúc các bạn thành công!