Hiện nay, thực phẩm sạch và rõ nguồn gốc đang có nhu cầu khá cao tại thị trường Việt Nam. Do đó, mở cửa hàng nông sản sạch là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn. Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ bật mí cho các bạn kinh nghiệm mở cửa hàng nông sản sạch không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Nội dung chính [hide]
1. Chi tiết các bước mở cửa hàng nông sản sạch
1.1 Lựa chọn mặt hàng muốn kinh doanh
Thực phẩm sạch là những loại mặt hàng đảm bảo an toàn sức khỏe, sạch từ quy trình sản xuất, nuôi trồng cho tới khâu bảo quản, vận chuyển, lưu trữ, đặc biệt được chứng nhận ATVSTP. Như vậy thì người tiêu dùng mới có thể an tâm sử dụng và lượng tiêu thụ của cửa hàng nông sản sạch mới tăng cao.
Để có thể đánh giá thực phẩm nông sản sạch thì người ta sẽ dựa vào 3 tiêu chuẩn dưới đây như sau:
- Tiêu chuẩn VietGAP: Đây là một phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam
- Tiêu chuẩn GlobalGAP: là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu
- Tiêu chuẩn hữu cơ: thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ
Và hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm nông sản đang được chia làm 3 loại, bao gồm có:
- Thực phẩm không bị ô nhiễm: Đây là những loại thực phẩm sạch được sản xuất trong một quy trình rất nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng về thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.
- Thực phẩm sinh thái: Là các thực phẩm xanh được sản xuất trong điều kiện sinh thái, tuân thủ và đạt theo các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
- Thực phẩm hữu cơ: Là các thực phẩm được sản xuất và chế biến theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cấp chứng chỉ.
Với những phần loại ở trên, các bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh với những mặt hàng như rau củ sạch, trái cây sạch, trứng – thịt sạch, thủy – hải sản sạch… dựa theo tình hình thực tế nguồn vốn, nguồn hàng để thực hiện việc mở cửa hàng nông sản sạch.
Lựa chọn mặt hàng muốn kinh doanh
1.2 Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng nông sản sạch
Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng nông sản sạch
Có lẽ đây là điều mà rất nhiều người quan tâm khi quyết định kinh doanh bất cứ ngành hàng nào. Tùy vào từng quy mô mà số vốn để mở cửa hàng nông sản sạch sẽ khác nhau, nhưng thông thường sẽ bao gồm các loại chi phí dưới đây như sau:
- Chi phí để thuê mặt bằng: Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tài chính và số vốn mà bạn có. Giai đoạn đầu mới kinh doanh thì nên lựa chọn địa điểm với mức giá dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng ở thành phố, hoặc từ 3-5 triệu đồng/tháng ở ngoại thành.
- Chi phí để nhập hàng: Chi phí này sẽ tùy thuộc vào số lượng, nguồn hàng nhập và quy mô cửa hàng, thông thường dao động từ 30 – 50 triệu đồng.
- Chi phí để mua sắm các trang thiết bị: các loại tủ mát, giá kệ trưng bày và bảo quản nông sản sạch dao động từ 20 – 50 triệu.
- Chi phí để thuê nhân viên: sẽ là khoảng từ 5 - 7 triệu đồng/tháng cho 1 nhân viên.
Như vậy, số vốn để mở một cửa hàng nông sản sạch thông thường sẽ dao động từ 70 - 100 triệu đồng và tùy thuộc vào quy mô mà con số có thể lớn hơn.
1.3 Tìm nguồn hàng để mở cửa hàng nông sản sạch
Nguồn hàng được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công khi mở cửa hàng nông sản sạch. Để có thể tìm được nguồn nông sản sạch cho cửa hàng của mình thì các bạn cần phải đảm bảo yếu tố sau:
- Đảm bảo yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Có nguồn gốc rõ ràng
- Đảm bảo số lượng và chất lượng ổn định.
Nguồn hàng mở cửa hàng nông sản sạch
Hiện nay trên thị trường, các bạn có thể tìm được nhiều nguồn cung ứng ở bất cứ khu vực nào:
- Đối với khu vực Miền Bắc, các bạn có thể liên hệ với các trang trại cung cấp rau củ quả sạch, trứng, thịt tại Sóc Sơn, Mỹ Đức, Hòa Bình... hoặc các đầu mối ở Hải Phòng, Quảng Ninh...
- Đối với khu vực Miền Nam, bạn có thể tìm nguồn cung ứng hàng nông sản sạch tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Cà Mau, Vũng Tàu hoặc nhập hàng từ các chợ đầu mối với số lượng lớn.
1.4 Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng nông sản sạch
Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng nông sản sạch
Địa điểm sẽ là một yếu tố quyết định tới 40% sự thành công cho cửa hàng nông sản sạch của bạn. Đa điểm thuận lợi để có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng chính là những nơi tập trung đông dân cư có mức thu nhập tốt, hay gần các tòa nhà có nhiều văn phòng, trường học.
Hiện nay, mức giá thuê mặt bằng sẽ dao động từ khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng ở khu vực ngoại thành và 10-30 triệu đồng/tháng ở khu vực trung tâm. Do đó, ngoài yếu tố về nhu cầu của thị trường và nguồn cung ứng hàng ra thì các bạn còn cần cân nhắc tới số vốn để lựa chọn.
1.5 Đặt tên cho cửa hàng nông sản sạch
Không chỉ đặt tên cho cửa hàng mà đây sẽ là thương hiệu để khách hàng có thể nhận biết và nhớ tới bạn. Để có thể tạo ấn tượng, giúp khách hàng nhớ tới cửa hàng của bạn bằng cách thông qua tên cửa hàng, slogan, logo, nhận diện hay thiết kế bao bì cần một sự khác biệt và độc đáo. Lưu ý ở đây, đó chính là các bạn không nên đặt tên quá dài hay tiếng anh khó đọc, khó nhớ hoặc trùng lặp với những cửa hàng đã có.
Chúng ta có thể kể đến một vài tên thương hiệu khá nổi tiếng trong ngành kinh doanh thực phẩm nông sản sạch như Cửa hàng bác Tôm, Sói Biển, Rau củ quả Đà Lạt GAP, Fresh from Farm…
1.6 Trưng bày và trang trí cho cửa hàng nông sản sạch
Sau khi đã lựa chọn và đặt tên, các bạn cần trang trí giúp cửa hàng trở nên nổi bật, thu hút và hấp dẫn khách hàng hơn. Đối với cửa hàng nông sản sạch thì nên ưu tiên lựa chọn những gam màu sáng, gần gũi với tự nhiên nhằm tạo cảm giác thân thiện và sạch sẽ như màu xanh, màu xanh lá.
Bên cạnh đó, bên ngoài cửa hàng cũng nên trưng bày hệ thống đèn led, biển hiệu để thu hút được sự chú ý của khách hàng. Và bật mí cho các bạn 1 điều để bạn có thể làm gia tăng thêm sự tin tưởng cho khách hàng đó chính là trang trí cửa hàng của mình bằng những hình ảnh được chụp từ các nông trại sạch – nơi mà bạn lấy nguồn hàng.
1.7 Tuyển dụng nhân viên
Sau khi đã hoàn thành các bước ở trên thì cần tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng - những người sẽ tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng để có thể cân nhắc số lượng nhân viên. Thời gian đầu có thể lượng khách chưa nhiều nên bạn hoàn toàn có thể tuyển từ 1-2 người để hỗ trợ và đào tạo. Đồng thời, trực tiếp quản lý cũng như thực hiện 1 số đầu mục công việc như kế toán, kiểm kho hay thu ngân. Sau đó, khi đã phát triển thì tăng số lượng và phân chia chuyên môn hóa công việc cho từng nhân viên.
1.8 Mua sắm thiết bị và giá kệ trưng bày
Mua sắm thiết bị và giá kệ trưng bày cửa hàng nông sản sạch
Cuối cùng, để có thể mở cửa hàng nông sản sạch thì nhất định không thể thiếu được loại giá kệ, tủ trưng bày một cách gọn gàng và khoa học:
- Tủ đông mặt kính để trưng bày các mặt hàng đông lạnh, tủ mát bảo quản thịt, cá, tủ mát bày trái cây đồ ăn sẵn.
- Giá kệ để trưng bày các loại rau củ quả, trái cây,… vừa để bảo quản vừa thu hút được sự chú ý của khách hàng và thể hiện sự chuyên nghiệp.
Đồng thời, các bạn cũng nên lưu ý đến việc sắp xếp vị trí của các giá kệ và tủ đông một cách hợp lý. Ví dụ như hàng đông lạnh, hay thực phẩm chế biến sẵn thì sẽ đặt ở liền kề với kệ bày rau tươi, trái cây tươi và bày bán ở khu vực phía ngoài.
Ngoài ra, cần phải đầu tư thêm cả những thiết bị khác như: quạt, điều hòa, máy tính, cân điện tử, máy in hóa đơn, máy in mã vạch... Những thiết bị này không chỉ tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng mà còn tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn.
Tham khảo: Top 5 chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch uy tín nhất hội chị em nên “bỏ túi”
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng nông sản sạch không phải ai cũng biết
2.1 Nghiên cứu thị trường
Kinh nghiệm đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn khi kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào. Việc nghiên cứu sẽ giúp chủ kinh doanh phân tích đối thủ cạnh tranh gồm các cửa hàng trong khu vực mà mình định mở, cửa hàng bán online cùng nền tảng hay cùng phân khúc khách hàng... Một số câu hỏi cần trả lời để có thể đưa ra những kết luận như đối thủ có đang hoạt động tốt không, đang nhập những sản phẩm nào, các chương trình Marketing ra sao... Từ đó, các bạn tự đúc kết ra những kinh nghiệm cho cửa hàng của mình và tạo điểm khác biệt để cạnh tranh với đối thủ.
Tiếp đến, sau khi đã hoàn tất nghiên cứu thị trường thì sẽ cần xác định chính xác tệp khách hàng mà mình muốn hướng tới là ai. Các bạn hãy xác định phân khúc khách hàng mình hướng tới, dựa trên độ tuổi, mức thu nhập, nơi sinh sống... Sau đó, hãy tìm hiểu kỹ tâm lý và hành vi mua hàng của những khách hàng nay, phục vụ hoạt động Marketing.
2.2 Kinh nghiệm lựa chọn nguồn hàng
Kinh nghiệm lựa chọn nguồn hàng nông sản sạch
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bên cung cấp nguồn hàng nông sản sạch nhưng không phải ai cũng đảm bảo được chất lượng và mức giá phù hợp. Lời khuyên dành cho các bạn khi mới bắt đầu khởi nghiệp đó chính là tìm hiểu và liên hệ tới các nguồn cung ứng hàng ở gần để có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian vận chuyển. Đồng thời, điều này còn giúp các bạn có thể đảm bảo được cả chất lượng cho sản phẩm khi gửi tới tay của người tiêu dùng. Và một điều nữa cũng rất quan trọng không kém, trước khi nhập hàng ở bất cứ đâu, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng về cách mà họ đang bảo quản từng loại nông sản và trao đổi với nhà cung cấp để đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm cho đôi bên.
2.3 Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Để có thể tìm kiếm được địa điểm kinh doanh thuận lợi và phù hợp, các bạn cần lưu ý tới một số điều cơ bản dưới đây như sau:
Mở cửa hàng với diện tích vừa phải từ khoảng 30 – 50m2 để đảm bảo không gian trưng bày mặt hàng nông sản sạch
Tiếp đến, mặt tiền của cửa hàng rộng rãi, thông thoáng giúp khách hàng thuận tiện cho việc để xe hay có chỗ gửi xe cho khách. Điều này sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho khách hàng, đồng thời ghi điểm trong lòng họ.
Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Nên chọn những địa điểm có nhiều cây xanh hoặc tránh bị chiếu thẳng ánh nắng mặt trời trực tiếp vào cửa hàng, bởi sẽ rất dễ làm hỏng các thực phẩm, nông sản sạch được bày bán.
Bên cạnh đó, nên ưu tiên lựa chọn các địa điểm gần với khu vực như trường học, cơ quan, khu dân cư, chung cư... để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Mặc dù mức giá thuê mặt bằng ở những vị trí này có vẻ khá cao nhưng bù lại chúng sẽ là lợi thế giúp bạn nhận diện thương hiệu tốt hơn.
2.4 Xây dựng chiến lược marketing
Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu cũng như tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là giai đoạn đầu khi vừa bắt đầu mở bán thì càng không thể thiếu các hoạt động marketing giúp nhiều người biết tới cửa hàng của bạn hơn.
Xây dựng chiến lược marketing
Dưới đây là một số hình thức marketing hiệu quả để các chủ kinh doanh cửa hàng nông sản sạch tham khảo:
Marketing online: Đây sẽ là phương thức quảng bá giúp thương hiệu được nhiều người biết đến một cách nhanh chóng và phù hợp nhất trong thời đại hiện nay. Bạn nên có một kế hoạch quảng bá công việc kinh doanh bằng cách xây dựng website và fanpage trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok...). Việc này sẽ giúp bạn mở rộng được tệp khách hàng và có những đơn hàng online.
Bên cạnh đó, kết hợp với hình thức marketing truyền thống đa dạng như phát tờ rơi xung quanh khu vực cửa hàng, treo banner quảng cáo, marketing miệng thông qua bạn bè, người thân bằng cách PR nhiệt tình hãy chiết khấu % cho họ mỗi khi có khách đến mua hàng;
Lên kế hoạch khuyến mãi, giảm giá vào các dịp đặc biệt và các dịp lễ như Tết dương lịch, Noel, 20/10...
2.5 Lựa chọn phần mềm quản lý cửa hàng nông sản sạch
Khi kinh doanh nông sản sạch thì sẽ có rất nhiều đơn vị tính (bó, kg, thùng, bao, lít...) hạn sử dụng... Vậy phải làm sao để có thể kiểm soát một cách chính xác và tránh bị thất thoát?
Phần mềm quản lý Nhanh.vn là giải pháp đa năng cho chủ cửa hàng kinh doanh cửa hàng nông sản sạch. Tính tới thời điểm hiện tại, Nhanh.vn đã được 80.000 cửa hàng đăng ký. Những khó khăn trong quá trình quản lý cửa hàng đều được giải quyết dễ dàng hơn từ khi bạn có 1 cửa hàng, cho tới khi mở nhiều chuỗi cửa hàng và bán hàng đa kênh.
Phần mềm quản lý cửa hàng nông sản sạch - Nhanh.vn
Một số tính năng nổi bật của Nhanh.vn giúp giải quyết những khó khăn khi quản lý cửa hàng nông sản sạch:
Quản lý kho
- Phân loại các sản phẩm nông sản sạch theo nhiều thuộc tính: bó, kg, thùng, bao...
- Quản lý sản phẩm theo nhiều đơn vị, thương hiệu, chủng loại khác nhau
- Lưu thông tin nhập kho, dễ dàng kiểm soát số lượng mặt hàng, chủng loại thực phẩm, nông sản sạch.
- Cho phép nhập dữ liệu sản phẩm, quản lý danh mục thương hiệu, in mã vạch, chương trình khuyến mãi, dự báo thời gian tồn kho, thông báo để thủ kho nắm rõ và nhập hàng mới về.
- Tính năng hỗ trợ kiểm kho nhanh chóng bằng cách sử dụng máy quét mã vạch, kiểm kho theo danh mục sản phẩm, kiểm tra hàng lỗi hỏng và dự báo nhập hàng theo nhu cầu kinh doanh.
Quản lý và bán hàng đa kênh
- Fanpage bán hàng trên facebook
- Website bán hàng
- Sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo...
- Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng
Tích hợp và quản lý thông tin khách hàng
- Nhanh.vn tích hợp và kết nối với các thiết bị máy tính, máy quét mã vạch, két tiền và cho phép lưu quản lý quá trình bán hàng, xuất hóa đơn, lưu thông tin khách hàng.
- Thống kê chu kỳ mua, tần suất mua của khách hàng
- Tính năng tự động chăm sóc khách hàng qua email, SMS…
3. Tư vấn mở cửa hàng nông sản sạch ở thời điểm hiện tại
Tư vấn mở cửa hàng nông sản sạch ở thời điểm hiện tại
Chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng nhu cầu về thực phẩm sạch hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn (Hà Nội, HCM, Hải Phòng...) vô cùng cao. Nhu cầu cao nhất sẽ là những người có mức thu nhập khá trở lên và có kiến thức, hiểu biết liên quan đến ngành này. Đồng thời, lợi nhuận của mặt hàng này mang lại cũng khá tốt dao động từ 15% đến 30% doanh số. Quay vòng vốn lại nhanh gần như trong 1 ngày hoặc một vài ngày là có thể biết lãi lỗ…
Lý do vì sao mà nhu cầu về ngành hàng này lại cao tới vậy. Trước hết, ngày nay khi cuộc sống với mức thu nhập ổn định, khách hàng sẽ có nhu cầu quan tâm và hướng tới sử dụng các sản phẩm dịch vụ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là có rất nhiều dịch bệnh xảy ra, đối với con người như đại dịch Covid 19, dịch cúm... và các bệnh liên quan đến gia cầm, gia súc như bệnh dịch tai xanh, bệnh dịch tả... Chính vì vậy, từ khóa về cửa hàng thịt sạch, cửa hàng bán nông sản sạch được vô số người tìm kiếm. Như vậy, chúng ta thấy rõ một điều rằng nông sản sạch là một ngành rất đáng được quan tâm kinh doanh, đầu tư công sức và tiền bạc.
Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng nông sản sạch không phải ai cũng biết. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Đọc thêm: Muốn khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch cần lưu ý những gì?