Có rất nhiều cách để xác định giá gốc ghi sổ của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, sản phẩm xuất kho trong kỳ kế toán như: Phương pháp FIFO - Nhập trước, xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp giá thực tế đích danh… Trong các phương pháp đó thì FIFO được coi là phương pháp đơn giản và dễ sử dụng nhất.
Trong bài viết này, Nhanh.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước, xuất trước một cách nhanh chóng và chính xác.
Nội dung chính [hide]
1. Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán là tất cả những chi phí cần để tạo ra sản phẩm. Loại chi phí này liên quan tới quá trình bán hàng, bao gồm các khoản như: Giá vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng…Theo từng loại hình công ty, giá vốn hàng bán lại có những định nghĩa khác nhau:
- Công ty hoạt động thương mại: Giá vốn hàng bán là tổng tất cả các chi phí trong quá trình nhập hàng về kho của công ty, bao gồm: Giá nhập hàng từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về kho, thuế, bảo hiểm của hàng hóa…
- Công ty sản xuất: Giá vốn hàng bán sẽ bao gồm nhiều loại chi phí hơn so với các công ty thương mại do có thêm chi phí nguyên vật liệu để sản xuất
Giá vốn hàng bán bao gồm các khoản:
- Chi phí nhân viên xưởng: bao gồm tất cả chi phí để chi trả tiền lương, phụ cấp, các loại bảo hiểm, kinh phí công đoàn cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất
- Chi phí vật liệu: bao gồm các khoản chi phí dùng cho phân xưởng, sản xuất như: Vật liệu sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời…
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Số tiền sử dụng để mua máy móc, dụng cụ phục vụ công việc sản xuất.
- Chi phí sản xuất: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí điện, nước, điện thoại…
Giá vốn hàng bán là gì?
Xem thêm: Chiến lược định giá: 10 cách tìm ra mức giá hoàn hảo cho sản phẩm của bạn
2. Thế nào là tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO?
Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO hay còn gọi là “First In First Out” tức là nhập trước, xuất trước. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua vào trước hay sản xuất trước thì được xuất trước. Xuất hết số nhập trước thì mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Do đó nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho cuối cùng. Và phải lưu ý rằng, dù áp dụng phương pháp FIFO hay bất cứ phương pháp tính giá vốn hàng bán nào khác thì cần phải nhất quán trong cả niên độ kế toán, tránh tình trạng lúc sử dụng phương pháp này lúc sử dụng phương pháp khác trong cùng 1 niên độ kế toán.
Thế nào là tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO
3. Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO
Để hiểu rõ hơn về cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO, mời bạn theo dõi ví dụ sau:
Tình hình nhập xuất trong tháng 9 năm 2020 của công ty A như sau:
- Đầu tháng 9/2020 tồn kho: 5 chiếc áo đơn giá: 100.000 đồng/chiếc
- Ngày 1/9/2020 nhập mua: 20 chiếc áo đơn giá 110.000 đồng/chiếc
- Ngày 10/9/2020
+ Nhập mua 10 chiếc áo, đơn giá 120.000 đồng/chiếc
+ Xuất 15 chiếc áo
- Ngày 25/9/2020: Xuất 15 chiếc áo
Quản lý dòng tiền chính xác, hạn chế thất thoát hiệu quả với phần mềm Nhanh.vn
Bài giải:
Tính nhập trước xuất trước: Trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập kho lần sau làm giá thực tế của từng lần xuất.
Giá trị hàng hóa xuất trong kỳ:
Ngày 10/9/2020 xuất kho: 05x100.000 + 10x110.000 = 1.600.000 đồng
Ngày 25/9/2020 xuất kho 10x110.000 + 5x120.000 = 1.700.000 đồng
Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO
4. Ưu nhược điểm của cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO
4.1. Ưu điểm
- Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước giúp bạn tính được ngay trị giá vốn hàng bán mỗi lần xuất hàng, đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép để tiện theo dõi cho các khâu sau và cho việc quản lý.
- Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá trị trường của mặt hàng đó, do vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
- Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, khi áp dụng phương pháp FIFO, bạn sẽ hạn chế được các rủi ro về mất giá hàng hóa.
- Đơn giản và dễ tính toán
4.2. Nhược điểm
- Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu
- Nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, nhập xuất liên tục sẽ dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán và khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.
Tham khảo: Cách hạch toán giá vốn hàng bán chi tiết - Tài khoản 632
5. Đối tượng sử dụng
- Các doanh nghiệp có giá cả hàng hóa tương đối ổn định hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm
- Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn mà thiết yếu như: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,...
Nhanh,vn là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay, đồng bộ với các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... kết nối với các hãng vận chuyển trên toàn quốc, quản lý chặt chẽ hàng hóa, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền.