Trong thời đại mà công nghệ thông tin, mạng Internet phát triển mạnh như hiện nay thì sự xuất hiện của các cửa hàng sách càng được nâng niu trân trọng hơn bao giờ hết. Kinh doanh sách sẽ không dễ dàng và lợi nhuận nhiều như những sản phẩm khác. Vì vậy khi lựa chọn kinh doanh sách, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và đánh giá mức độ thành công của nó như thế nào rồi hãy bắt tay vào làm.
Tuy nhiên nếu bạn cho rằng chỉ cần yêu thích, có các ý tưởng kinh doanh sách, bất cứ ai cũng có thể kinh doanh trong lĩnh vực này thì bạn hoàn toàn sai lầm rồi đấy. Cũng giống như bất cứ ngành nghề kinh doanh nào khác, việc kinh doanh sách phức tạp hơn nhiều so với những ý tưởng và ước mơ.
Bài viết này phần mềm quản lý bán sách Nhanh.vn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Nội dung chính [hide]
1. Kinh doanh sách có lãi không?
2. Thủ tục và những bước cần chuẩn bị
2.1. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sách
2.2. Kinh doanh sách cần chuẩn bị những gì?
3. Các nguồn hàng cung cấp sách uy tín
3.1. Mua trực tiếp từ nhà xuất bản
3.3. Mua sách cũ hoặc mua từ những cá nhân, gia đình
4. Cách chọn địa điểm, cách trang trí shop
4.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh sách
1. Kinh doanh sách có lãi không?
Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh, buôn bán sách rất khó kiếm lời vì vậy chỉ có số ít lựa chọn sản phẩm này để kinh doanh. Liệu suy nghĩ đó có chính xác, và thực tế lợi nhuận kinh doanh sách là bao nhiêu? Kinh doanh bán sách có lãi hay không?
Với những người yêu sách, hầu như ai cũng từng có ước mơ mở một hiệu sách của riêng mình. Thế nhưng xu hướng thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường này. Ngày nay, các hiệu sách không nhiều như trước đây. Mọi người có thói quen đặt sách trên mạng vì sự thuật tiện.
Thế nhưng, rõ ràng vẫn còn rất nhiều người thích đọc sách, thích cảm giác cầm trên tay những cuốn sách in, ngửi mùi sách mới hay thậm chí là đọc những cuốn sách cũ nhuốm màu thời gian. Xu hướng đọc sách in đang dần quay trở lại, khiến việc mở hiệu sách là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, giúp bạn kinh doanh trên chính sở thích đọc sách và khả năng quản lý bán hàng của mình. Vì vậy bạn đừng lo lắng việc kinh doanh sách không có lãi nhé, đây chính là cơ hội kiếm lời cao cho bạn.
Có nên kinh doanh sách không? Kinh doanh sách thực sự có lãi?
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm thu hút khách hàng
2. Thủ tục và những bước cần chuẩn bị
2.1. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sách
Kinh doanh sách là ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện cũng như hạn chế nào về vốn. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể đăng ký kinh doanh ngành nghề này với số vốn không giới hạn tuỳ thuộc vào năng lực tài chính của bạn.
Về loại hình đăng ký kinh doanh, nếu mở cửa hàng thì bạn có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh cá thể. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, sử dụng dưới 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
2.2. Kinh doanh sách cần chuẩn bị những gì?
Lập kế hoạch và lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Sách có rất nhiều loại, bạn cần xác định mình bán loại sách gì, cho đối tượng nào để nhập loại sách đó về. Nếu quy mô cửa hàng nhỏ thì tránh nhập quá nhiều loại sách làm “loãng” đối tượng khách hàng. Giả sử, nếu bạn xác định bán sách online cho học sinh, sinh viên thì lấy các loại sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, truyện thiếu nhi, truyện tranh,..liên quan đến việc nâng cao năng khiếu và kiến thức của từng bộ môn.
Nếu vốn kha khá, bạn có thể bán nhiều loại sách với đủ các chuyên ngành như kinh tế, tài chính, kinh doanh, tâm lý, khoa học, tiểu thuyết, giáo trình, kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng…
Nếu vốn ít hơn, hãy tập trung vào một ít loại sách nào đó mà thị trường không bao giờ suy thoái. Ví dụ như sách về gia đình, dạy con, sách thiếu nhi, sách về dưỡng thai, cách làm giàu, kinh doanh – lãnh đạo, ngoại ngữ…
Ngoài ra, ý tưởng kinh doanh sách cũ cũng rất hấp dẫn. Nhiều loại sách hay thường là sách cũ, nhưng khi tái bản thường bị chỉnh sửa và thường được nhận định là kém hay hơn. Hoặc đơn giản rằng, nhiều khách hàng có nhu cầu mua sách cũ để tiết kiệm chi phí .
Nên bán loại sách gì? Các mẫu mã sách đa dạng nhiều chủ đề
Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
Mặt bằng lý tưởng sẽ có diện tích từ 50 – 100m2 để có đủ không gian trưng bày sách. Nếu bạn muốn mở hẳn một hiệu sách lớn 200m2 thì nên suy nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh thêm đồ văn phòng phẩm, đồ chơi, quà tặng,… Chi phí thuê mặt bằng tùy vào diện tích và địa điểm có thể dao động từ 5 – 20 triệu đồng/ tháng. Thông thường bạn sẽ phải thanh toán tiền mặt bằng 3 tháng hoặc 6 tháng tùy vào hợp đồng ký kết với bên cho thuê. Hãy khéo léo thương lượng để trả tiền hàng tháng, để đỡ tốn một khoản chi phí lớn ban đầu, các khoản chi phí chính như:
+ Chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn không có mặt bằng sẵn, tất nhiên sẽ phải đi thuê. Một số vị trí mặt bằng tốt cho bạn là: đối diện cổng các trường học, cao đẳng, đại học; gần kí túc xá sinh viên; gần các tòa nhà văn phòng,… Đây sẽ là khu vực thuận lợi để bán các mặt hàng sách bút, văn phòng phẩm, các đồ dùng nhỏ.
+ Chi phí cho trang thiết bị: Bạn cần đầu tư một khoản không nhỏ cho các thiết bị cần phải có trong cửa hàng: các loại giá kệ trưng bày, tủ kính, camera, bàn thu ngân… Ngoài ra, bạn sẽ cần phải tính đến khoản tiền để trang trí cho cửa hàng sách trở nên đẹp, chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Chi phí đèn điện bên trong cửa hàng, chi phí biển bảng bên ngoài. Dự trù sẽ rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đồng.
+ Kinh phí lấy nguồn hàng: Khoản tiền này sẽ vào khoảng 50 – 100 triệu đồng. Bạn hãy tìm nhà cung cấp nguồn hàng chất lượng nhưng giá chiết khấu cao. Đồng thời nên tìm hiểu các thể loại sách mới để nhập những sách Hot, đáp ứng thị hiếu người đọc.
+ Chi phí quản lý cửa hàng: Nếu bạn không thể có khả năng bán hàng một mình thì nhất định phải chi mức phí thuê nhân viên cộng thêm các phụ phí khác như tiền điện nước, tiền mạng, phí sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, máy quét mã vạch, máy kiểm kho, máy in hóa đơn và rất nhiều các khoản phí nhỏ lặt vặt khác,…
3. Các nguồn hàng cung cấp sách uy tín
Bạn có thể bán sách mới, sách cũ hoặc cả hai hoặc bạn cũng có thể bán những loại sách quý hiếm để phục vụ cho việc sưu tầm sách quý cho những ai có nhu cầu. Nếu như ở thành phố hoặc nơi dân cư có thu nhập khá trở lên và điều kiện tài chính của bạn tốt thì nên kinh doanh sách mới. Nếu như ở nông thôn hoặc những nơi kinh tế không quá sôi động thì kinh doanh sách cũ là phương án hiệu quả nhất. Đồng thời bạn nên kết hợp làm cả sách cũ, truyện tranh, báo, đĩa phim để tăng lựa chọn cho người tiêu dùng và kích thích người mua tới nhiều hơn.
Đọc thêm: Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm nên biết
3.1. Mua trực tiếp từ nhà xuất bản
Để có giá tốt nhất, bạn hãy đăng ký làm đại lý của nhà sản xuất sách. Ưu điểm là sách thật, chất lượng tốt, tuy nhiên giá sẽ cao hơn.
Chẳng hạn bạn muốn mở nhà sách mini chuyên dành cho lứa tuổi thiếu nhi, bạn có thể ra một nhà sách nổi tiếng, tìm các kệ sách giáo khoa, sách dành cho thiếu nhi và xem thông tin nhà xuất bản ở phía dưới cuốn sách. Sau đó liên hệ lại với nhà xuất bản để tìm hiểu các bước làm đại lý. Bạn có thể nhập sách của các nhà xuất bản như: NXB Trẻ, Kim Đồng, Nhã Nam, NXB Giáo Dục,…Bên cạnh đó có rất nhiều sách không bán tại Việt Nam thì đòi hỏi bạn phải liên lạc trực tiếp với các nhà xuất bản để đặt mua sách.
Địa chỉ hiệu sách Nhà xuất bản trẻ
- Tại Hà Nội: Số 21, Dãy A11, Khu Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Tại Đà Nẵng: 280D Trưng Nữ Vương, P. Bình Thuận, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Tại Hồ Chí Minh: 161B Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3 , TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ hiệu sách Kim Đồng
- Tại Hà Nội: 55 Quang Trung, Hà Nội, Việt Nam
- Tại Đà Nẵng: 248 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
- Tại Hồ Chí Minh: 102 Ông Ích Khiêm, TP Đà Nẵng, Việt Nam
Địa chị hiệu sách Nhã Nam
- Tại Hà Nội: 9 Chùa Láng, Hà Nội; 383 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Tại Đà Nẵng: 101B Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
- Tại Hồ Chí Minh: nhà 015, lô B, chung cư 43 Hồ Văn Huê; Gian M4-M5 Đường sách Nguyễn Văn Bình, Phường Bến Nghé, Q1
Cửa hàng sách Kim Đồng - nơi có sách chất lượng tốt
3.2. Có thể mua từ các đại lý
Bạn có thể lấy từ các đại lý phân phối, bạn đến xem các nhà sách lớn họ lấy hàng từ các nhà xuất bản nào và bạn sẽ liên hệ để đặt sách tại các đại lý phân phối đó.
Ngoài sách mới, có rất nhiều đại lí bán sỉ sách cũ, bạn có thể đến tận nơi để lựa chọn, ở Hà Nội đó là đoạn từ đầu Trần Quốc Hoàn ra tới cổng trường Đại học ngoại ngữ trên đường Phạm Văn Đồng hay dọc Đường Láng… Còn ở TP.Hồ Chí Minh thì bạn có thể tham khảo các cửa hàng đại lý ở đường sách Nguyễn Văn Bình hay Nguyễn Đình Chiểu,..
3.3. Mua sách cũ hoặc mua từ những cá nhân, gia đình
Bạn có thể đăng thông tin trên mạng để tìm mua, gom được những quyển sách chất lượng từ những cá nhân muốn bán những quyển sách của mình hoặc của gia đình, từ những người mua bán đồ cũ… Đây là nguồn khá phong phú và tiềm năng vì rất nhiều người yêu thích sách và lưu giữ những cuốn sách quý, thậm chí hiếm dành cho những ai đam mê sưu tầm khác.
Ngoài ra, sách cũ bạn có thể lấy sách ở những người gánh rong bán hay lấy sách từ những người buôn giấy vụn. Đây cũng là cách hay, sẽ mua lại sách với giá rẻ được nhưng khó tìm được loại sách mà mình muốn kinh doanh.
Nếu ở TP.Hà Nội bạn có thể đến các cửa hàng như: Sách cũ DKT (Số 138 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), Nhà sách cũ (27D Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng,Hà Nội), Cửa hàng sách cũ Xưa và Nay (676 Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội), còn ở TP.Hồ Chí Minh có Cửa Hàng Sách Cũ Tổng Hợp 160 (160 Trần Huy Liệu, Phường 8, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh), Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh (Đường Nguyễn Văn Bình, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh),….
Tham khảo: Để mở cửa hàng cho thuê sách truyện đắt khách, bạn nên làm gì?
4. Cách chọn địa điểm, cách trang trí shop
4.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh sách
Thực ra, với những người mới kinh doanh nhà sách, lời khuyên đầu tiên là nên chọn diện tích từ 20 – 50m2 rồi sẽ mở rộng dần dần khi đã có lợi nhuận. Nếu tận dụng được nhà ở thuận lợi để buôn bán thì sẽ tiết kiệm được chi phí hàng tháng thuê mặt bằng. Còn không hãy chọn một diện tích phù hợp để buôn bán.
Hiệu sách nên được mở ở gần trường học vì sự thuận tiện, dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh - sinh viên và phụ huynh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở hiệu sách ở khu vực đông dân cư, nhưng chọn nơi yên tĩnh, không nhất thiết phải ở đường lớn ồn ào.
Nhà sách Fahasa được đặt ở vị trí rộng rãi thu hút khách
Ngoài việc mở nhà sách, bạn có thể kết hợp với các kênh bán hàng online để mở hiệu sách online, giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên mạng như bán sách trên Tiki. Thông qua mạng xã hội, bạn có thể giới thiệu hiệu sách của mình đang có những sản phẩm, những sách gì đang Hot,…
4.2. Cách trang trí, trưng bày cửa hàng sách
Nghệ thuật trưng bày hàng hóa lúc nào cũng cần thiết trong kinh doanh. Bạn nhất định phải học hỏi cách bày biện để làm sao có sự sáng tạo và gây ấn tượng riêng. Thông thường, với nhà sách, bạn có thể chọn màu tường là gam trắng hoặc những màu nền nã, sang trọng. Hoa tươi, cây xanh, đồ trang trí, ánh sáng,..., cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tổng thể không gian nhà sách của bạn.
Trang trí, thiết kế nhà sách ấn tượng đắt khách
Một số khách hàng của nhà sách mong đợi nhiều hơn ở các trải nghiệm đọc thử sách trước khi mua. Vì thế, hãy cân nhắc đến việc thiết kế một không gian đọc thử ngay trong nhà sách với bàn, ghế, quầy bán cafe, nhạc nhẹ,...Tuy nhiên, việc bố trí giá sách khi muốn mở nhà sách cũng phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
Căn chỉnh khoảng cách từ 1,5 – 2m giữa 2 giá sách để có lối đi lại thuận tiện. Bố trí 2 dãy 2 bên chạy dài dọc tường, một dãy đặt ngang ở phía sau và các giá còn lại chạy dọc ở giữa song song nhau và song song với 2 dãy 2 bên.
Ngoài ra, bạn nên bố trí, sắp xếp các kệ để sách hợp lý, không quá cao để khách hàng dễ dàng lựa chọn loại sách mình mong muốn.
Đọc thêm: Đút túi những bí kíp kinh doanh văn phòng phẩm siêu lời
5. Kinh nghiệm mở cửa hàng sách
Lựa chọn dòng sách chủ đạo cho hiệu sách của bạn
Kinh nghiệm mở cửa hàng sách bạn cần lưu tâm đầu tiên chính là lựa chọn thể loại sách chủ đạo cho nhà sách của bạn. Để làm được điều này bạn cần tham khảo, tìm hiểu thị hiếu của người đọc trên thị trường dựa vào các cửa hàng sách khác ở gần khu vực. Xem thể loại nào bán chạy, thể loại nào ít người tìm đến. Thông thường có một số thể loại sách nổi trội như: Sách kinh doanh, sách luật pháp, tiểu thuyết, kỹ năng sống, truyện tranh thiếu nhi,…
Lưu ý rằng số lượng, thể loại sách cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức chiết khấu mà bạn nhận được. Nhằm tối đa hóa lợi nhuận hãy làm việc với nhiều nhà xuất bản khác nhau để có mức lợi nhuận tốt nhất.
Kết hợp bán sách và văn phòng phẩm, quà tặng, đồ uống
Rất ít hiệu sách chỉ bán mỗi sách. Hầu hết đều cung cấp thêm văn phòng phẩm, quà lưu niệm, thậm chí là đồ uống đơn giản. Khi có nhiều đồ hơn, khách hàng có thể dành nhiều thời gian hơn ở hiệu sách. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thêm lợi nhuận từ việc bán các mặt hàng khác.
Cửa hàng sách kết hợp dịch vụ ăn uống
Phát triển song song hiệu sách online và offline
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, bạn sẽ rất khó phát triển hiệu sách của mình nếu chỉ bán sách trực tiếp tại cửa hàng. Cách tốt nhất là phát triển song song, cả hiệu sách trực tiếp và trực tuyến.
Kinh nghiệm mở nhà sách online: Kết hợp bán trên nền tảng thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada,..., và bán trên fanpage Facebook. Hiệu sách online giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đạt doanh số cao hơn.
Nếu có đủ vốn và không gian, bạn cũng có thể bắt đầu hiệu sách của mình theo hình thức cafe sách. Hãy tạo khu vực nhỏ có bàn ghế đơn giản để mọi người đến xem sách có thể ngồi đọc và gọi đồ uống
Thành thạo trong bảo quản sách
Một kinh nghiệm mở hiệu sách nhỏ bạn cần biết chính là bạn cần học thành thạo các kỹ năng bảo quản sách. Sách có thể bị dính bụi, và tệ nhất là bị ẩm. Do đó, ưu tiên hàng đầu của bạn là phải thường xuyên dọn dẹp, kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ trong hiệu sách phù hợp để tránh trường hợp bẩn hoặc ẩm mốc, có mùi khó chịu.
Xây dựng kết nối với cộng đồng người đam mê đọc sách
Bạn có thể lập các hội, nhóm trên Facebook cho những người yêu thích dòng sách bạn cung cấp. Ngoài ra, hiệu sách của bạn cũng nên tham gia các hội sách lớn, tổ chức các chương trình đọc sách cho trẻ em mỗi lần một tuần, tặng sách cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,...
Cuối cùng, bạn đừng quên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà xuất bản, đơn vị cung cấp sách bản quyền. Trong lĩnh vực kinh doanh sách, duy trì kết nối tích cực với nhà cung cấp, bạn sẽ có thể chớp thời cơ nhập được các đầu sách hót, bán chạy và kiếm lời hiệu quả
Kết luận
Với việc được tiếp cận nhiều nguồn thông tin bằng các kênh khác nhau, văn hóa đọc đã trở nên hạn chế và ít được mọi người quan tâm đến. Lợi nhuận được tính ở trên xảy ra trong trường hợp việc kinh doanh của bạn thuận lợi và khách hàng mua sản phẩm của bạn thường xuyên. Trên thực tế, có rất nhiều người kinh doanh sách bị thua lỗ do không bán được hàng mà lại phải trả rất nhiều chi phí, dẫn đến sách bị tồn và không biết phải làm sao để xử lý hàng tồn đó. Có nhiều lý do để dẫn đến việc kinh doanh sách không mang lại lợi nhuận cao, như vì chi phí quá lớn, khách hàng ít do lựa chọn sai vị trí kinh doanh, đầu sách không thú vị,….
Trên đây là những chia sẻ của Nhanh.vn về việc kinh doanh sách và lợi nhuận mà nó mang lại. Việc kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào cũng đều khó khăn, nhưng nếu bạn có niềm đam mê với sách và muốn thử sức mình với một sản phẩm khó như sách hãy thử tham khảo những chia sẻ, gợi ý trên để quyết định việc kinh doanh của mình.