Mở tiệm làm tóc có cần giấy phép hành nghề hay không? Kinh doanh hair salon cần chuẩn bị những gì và tiềm năng thị trường ngay nay thế nào? Nhu cầu làm tóc của mọi người ngày nay thường theo xu hướng gì? Cùng đọc bài viết dưới đây của Nhanh.vn để hiểu rõ chi tiết cụ thể mở cửa hàng cắt tóc siêu lời, thu hồi vốn nhanh nhé.
Nội dung chính [hide]
1. Tiềm năng mở cửa hàng cắt tóc hiện nay
Các ý tưởng mở tiệm tóc bình dân đang trở thành chủ đề lựa chọn được nhiều người quan tâm. Tiệm tóc ban đầu cần đầu tư máy móc, nhân viên, học khóa học đào tạo chuyên nghiệp nhưng về sau sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Khách hàng đa dạng từ các bạn trẻ cho đến các cô, dì, bác,... Tiệm tóc thường cung cấp đa dạng dịch vụ: cắt, tỉa, uốn, duỗi, nhuộm, phục hồi, nối,.. Tiệm salon cung cấp dịch vụ tốt sẽ giúp mở rộng mạng lưới khách hàng.
- Thu nhập tiệm tóc khá ổn định. Quy mô tiệm tóc nhỏ có thể phục vụ nhiều khách hàng trong ngày và tích lũy doanh thu từ các dịch vụ cơ bản cắt gội, tỉa, duỗi, uốn, nhuộm, phục hồi tóc, tạo kiểu,..
Tiềm năng mở cửa hàng cắt tóc hiện nay
- Thị trường tiệm tóc bình dân cạnh tranh cao, luôn cập nhật xu hướng thúc đẩy các cửa hàng cung cấp dịch vụ chất lượng cao để giữ chân và thu hút khách hàng quay lại. Tuy nhiên, việc định giá các gói dịch vụ cần phù hợp với kỹ thuật và thuốc sử dụng, cân nhắc giá thị trường để đáp ứng ngân sách của khách hàng, thích ứng với sự phát triển của ngành làm tóc.
- Lĩnh vực tóc luôn thay đổi theo thời gian và nhu cầu làm đẹp của con người cũng vậy. Các xu hướng đang hot, kiểu tóc thịnh hành luôn được các tín đồ làm đẹp theo đuổi. Họ sẵn sàng thay đổi kiểu tóc, tạo kiểu và nhuộm tóc theo các xu hướng mới nhất. Chủ tiệm có thể học và cập nhật các kiểu tóc mới, màu nhuộm đẹp, vừa thỏa mãn đam mê sáng tạo vừa cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.
2. Mở cửa hàng cắt tóc cần bao nhiêu vốn?
2.1 Mở tiệm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô tiệm, vị trí mặt bằng, trang thiết bị nội thất, sản phẩm sử dụng, chi phí marketing,...
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, bạn cần chuẩn bị tối thiểu khoảng 50 triệu đồng để mở một tiệm cắt tóc nhỏ bình dân. Số vốn này có thể dao động từ 30 triệu đến 80 triệu đồng tùy vào các yếu tố kể trên.
Dưới đây là một số khoản chi phí chính cần dự trù khi mở tiệm cắt tóc nhỏ:
- Mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí, diện tích và giá thuê tại khu vực đó. Trung bình, bạn cần chi khoảng 5 triệu đến 15 triệu đồng/tháng cho chi phí mặt bằng
- Trang thiết bị nội thất: Trang thiết bị nội thất cơ bản cho tiệm cắt tóc nhỏ bao gồm: ghế cắt tóc, gương soi, tủ đựng đồ, máy sấy tóc, máy uốn tóc,... Chi phí cho các trang thiết bị này dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng
- Dụng cụ cắt tóc: Dụng cụ cắt tóc cơ bản bao gồm: tông đơ, kéo cắt tóc, dao cạo, lược,... Chi phí cho các dụng cụ này dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng
- Sản phẩm: Sản phẩm cho tiệm cắt tóc bao gồm: dầu gội đầu, dầu xả, kem ủ tóc, keo vuốt tóc,... Chi phí cho các sản phẩm này dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng
- Marketing: Chi phí marketing bao gồm: biển quảng cáo, tờ rơi, banner,... Chi phí marketing phụ thuộc vào chiến lược marketing của bạn
Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù một số khoản chi phí khác như:
- Chi phí điện nước: Chi phí điện nước trung bình cho tiệm cắt tóc nhỏ khoảng 1 triệu đồng/tháng
- Chi phí nhân viên: Nếu bạn thuê nhân viên, bạn cần chi trả lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho họ
- Chi phí thuế: Bạn cần tuân thủ các quy định về thuế và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tìm kiếm mặt bằng giá rẻ: Bạn có thể tìm kiếm mặt bằng giá rẻ ở những khu vực ít người qua lại hoặc thuê chung mặt bằng với các cửa hàng khác
- Sử dụng trang thiết bị nội thất cũ: Bạn có thể mua trang thiết bị nội thất cũ để tiết kiệm chi phí
- Tự cắt tóc cho khách hàng: Nếu bạn có tay nghề cắt tóc tốt, bạn có thể tự cắt tóc cho khách hàng để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên
- Tiếp thị online: Bạn có thể tận dụng các kênh mạng xã hội để tiếp thị tiệm cắt tóc của mình một cách miễn phí hoặc chi phí thấp
- Mở tiệm cắt tóc nhỏ là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng với mức đầu tư tương đối thấp. Tuy nhiên, bạn cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết và quản lý tiệm hiệu quả để thu hồi vốn và sinh lời.
Mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn?
2.2 Mở cửa hàng cắt tóc lớn cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng cắt tóc lớn cần nhiều vốn hơn so với mở tiệm cắt tóc nhỏ. Vốn đầu tư tối thiểu cho một cửa hàng cắt tóc lớn dao động từ 200 triệu đến 500 triệu đồng, thậm chí có thể cao hơn tùy vào quy mô và vị trí cửa hàng.
Dưới đây là một số khoản chi phí chính cần dự trù khi mở cửa hàng cắt tóc lớn:
- Mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng cắt tóc lớn cao hơn nhiều so với tiệm cắt tóc nhỏ. Trung bình, bạn cần chi khoảng 20 triệu đến 50 triệu đồng/tháng cho chi phí mặt bằng.
- Trang thiết bị nội thất: Trang thiết bị nội thất cho cửa hàng cắt tóc lớn cần hiện đại và sang trọng hơn so với tiệm cắt tóc nhỏ. Chi phí cho các trang thiết bị này dao động từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
- Dụng cụ cắt tóc: Dụng cụ cắt tóc cho cửa hàng cắt tóc lớn cần cao cấp và chuyên nghiệp hơn so với tiệm cắt tóc nhỏ. Chi phí cho các dụng cụ này dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
- Sản phẩm: Sản phẩm cho cửa hàng cắt tóc lớn cần có thương hiệu uy tín và chất lượng cao. Chi phí cho các sản phẩm này dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
- Nhân viên: Cửa hàng cắt tóc lớn cần nhiều nhân viên hơn so với tiệm cắt tóc nhỏ. Bạn cần chi trả lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho nhân viên.
- Marketing: Chi phí marketing cho cửa hàng cắt tóc lớn cao hơn so với tiệm cắt tóc nhỏ. Bạn cần đầu tư vào quảng cáo, PR, marketing online,... để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù một số khoản chi phí khác như:
- Chi phí điện nước: Chi phí điện nước cho cửa hàng cắt tóc lớn cao hơn so với tiệm cắt tóc nhỏ. Trung bình, bạn cần chi khoảng 2 triệu đến 5 triệu đồng/tháng cho chi phí điện nước.
- Chi phí thuế: Bạn cần tuân thủ các quy định về thuế và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước.
- Chi phí bảo trì bảo dưỡng: Bạn cần bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị nội thất và dụng cụ cắt tóc định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Mở cửa hàng cắt tóc lớn là một dự án kinh doanh đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bạn cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết, chiến lược marketing hiệu quả và quản lý cửa hàng chuyên nghiệp để thành công.
Mở cửa hàng cắt tóc lớn cần bao nhiêu vốn?
3. Chi tiết cụ thể mở cửa hàng cắt tóc siêu lời
Nhân viên được đào tạo chuyên môn về cắt tóc
Để có thể quản lý cửa hàng salon và vận hành kinh doanh hiệu quả, cả chủ tiệm và nhân viên cần hiểu rõ kiến thức và ngành tóc. Bạn có thể học các khóa đào tạo ngành làm tóc tại các trường đào tạo, trung tâm nghề,... Ngành làm tóc thay đổi rất nhanh nên kiến thức và kỹ năng cần nắm vừng. Cửa hàng cũng cần cập nhật thường xuyên các phong cách khác nhau để phục vụ nhu cầu và sở thích khách hàng.
Nhân viên được đào tạo chuyên môn về cắt tóc
Ngoài việc học kỹ năng cơ bản, nhân viên cần thực hành cắt, tạo kiểu tóc cho khách hàng rất quan trọng. Bạn có thể thực tập hoặc đi học việc tại các cửa hàng cắt tóc lớn, uy tín và giàu kinh nghiệm. Trong quá trình học việc, bạn sẽ được hướng dẫn và tự tay cắt, uốn, sử dụng máy móc, thuốc nhuộm cho khách hàng thực tế tại quán.
Lĩnh vực tóc luôn thay đổi và có nhiều xu hướng mới. Nếu muốn kinh doanh phát triển, cửa hàng cần tích cực tham gia hội thảo, triển lãm và kết nối với các cửa hàng, hội nhóm ngành tóc để nắm xu hướng mới nhất. Chuyên môn và dịch vụ tốt sẽ giúp cửa hàng xây dựng uy tín, chất lượng phục vụ và thu hút khách hàng đến tiệm tóc của bạn.
Xem thêm: 7 bước mở tiệm chuyên gội đầu dưỡng sinh đông khách nhất
Xây dựng kế hoạch chi tiết
Ngoài ra, bạn cũng nên xác định mục tiêu kinh doanh cửa hàng tóc là doanh thu hàng tháng hay muốn tăng số lượng khách hàng mới, giữ chân tỷ lệ khách hàng trở lại? Với mỗi mục tiêu khác nhau, cửa hàng sẽ tập trung phát triển chiến lược và đạt được thành công hiệu quả.
Kế hoạch là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Dựa vào thông tin thị trường, bạn có thể định hình dịch vụ cung cấp và phong cách tóc đa dạng, phù hợp lứa tuổi nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
Bạn có thể sử dụng hệ thống quản lý khách hàng của phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi tình hình kinh doanh, thông tin khách hàng, xếp lịch hẹn, lịch sử dịch vụ và các ưu đãi đặc biệt đã áp dụng. Quản lý và xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng để tăng tương tác và tăng sự hài lòng cho khách hàng.
Cửa hàng cũng cần theo dõi doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ sử dụng dịch vụ và đánh giá phản hồi từ khách hàng. Dựa vào đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả tình hình kinh doanh theo tháng, thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng để tăng doanh thu, tăng uy tín và chất lượng dịch vụ. Tính toán chi phí thuê mặt bằng, thiết bị, chi phí điện nước, tiền lương cho nhân viên, ngân sách quảng cáo,... để chạy vận hành tiệm tóc trong những tháng đầu tiên khai trương.
Tìm mặt bằng phù hợp
Đảm bảo rằng mặt bằng đủ rộng để vừa có không gian cho ghế cắt tóc, khu vực chờ đợi, khu vực gội đầu, kệ để dầu gội, thiết bị, sản phẩm và gương. Kiểm tra tường và trần nhà có đảm bảo an toàn và tiện trang trí, sửa chữa nếu cần. Khu vực xung quanh có đông dân cư hay không, giao thông tiện đi lại và có chỗ đỗ xe thì càng tốt.
Mặt bằng mở cửa hàng cắt tóc
Mặt bằng kinh doanh tốt là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình mở tiệm và phát triển. Đối với mô hình tiệm tóc bình dân, bạn nên thuê mặt bằng ở khu dân cư, gần các khu thương mại,... Các địa điểm này tập trung nhiều khách hàng mục tiêu và mọi người qua lại dễ thấy cửa hàng.
Thủ tục khi mở tiệm làm tóc nhỏ
Bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm kinh doanh phù hợp để đề phòng rủi ro và tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời, bạn cần nắm quy định và trách nhiệm pháp lý liên quan đến ngành làm tóc và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Quy trình thủ tục hành chính khi mở một tiệm làm tóc nhỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng địa phương. Kiểm tra và tuân thủ các yêu cầu về giấy phép của cơ quan chức năng trong ngành tóc khi hành nghề. Cửa hàng cần được cấp phép hoạt động và giấy phép hoặc chứng chỉ của nhân viên cắt tóc.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo quy định vệ sinh, an toàn và phòng cháy chữa cháy để bảo đảm an toàn cho cả khách hàng và nhân viên của quán.
Đọc thêm: Mở cửa hàng nail cần bao nhiêu vốn? Cập nhật chi phí mở tiệm 2024
3. Bí quyết kinh doanh cửa hàng cắt tóc thành công không phải ai cũng biết
Thấu hiểu khách hàng và phục vụ chu đáo
Tâm lý khách hàng khi đến cắt tóc, tạo kiểu rất đa dạng và tùy sở thích. Nhân viên tư vấn cần nói chuyển để hiểu tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra các tư vấn, dịch vụ phù hợp cho khách hàng. Hãy giữ thái độ nhẹ nhàng, quan tâm bằng cách đặt câu hỏi. Khi đã hiểu mong muốn của khách, hãy phục vụ họ một cách chuyên nghiệp, chu đáo để khách cảm thấy hài lòng. Thời gian làm tóc lâu thì bạn có thể phục vụ thêm kẹo, bánh, nước, trò chuyện để khách hàng không chán. Dịch vụ làm tóc đẹp thì sẽ có khoảng 90% khách hàng quay trở lại cửa hàng ở những lần làm tóc tiếp theo.
Cập nhật xu hướng tóc mới nhất
Với các khách hàng trẻ hiện nay, việc cập nhật xu hướng tóc là rất cần thiết. Để thu hút và phục vụ khách hàng tốt nhất, bạn cần thử và liên tục tạo mẫu tóc được ưa chuộng cho cả nam và nữ.
Cập nhật xu hướng tóc mới nhất
Về tóc nam, có thể kể đến một số kiểu tóc rất được ưa chuộng như undercut, layer kết hợp Quiff, mohican, tóc uốn, húi cua,... Còn đối với tóc nữ, các kiểu tóc layer nữ, tóc xoăn sóng, sóng lơi, kiểu tóc uốn đẹp, nhuộm tóc màu khói, tóc bob ngắn, duỗi tự nhiên, tóc duỗi thẳng,... đang là xu hướng hàng đầu.
Các cửa hàng salon có thể cập nhật nhanh xu hướng tóc trong nước và quốc tế thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, tạp chí thời trang, truyền hình, phim ảnh, báo,... Các cửa hàng áp dụng những kiểu tóc mới nhất sẽ thu hút nhiều khách hàng mới ghé quán, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.
Chọn vị trí kinh doanh phù hợp
Nếu bạn không có nhiều tiền để thuê mặt bằng vị trí đẹp, bạn có thể chọn mặt bằng ở các đường nhỏ, gần khu dân cư, người đi làm. Nếu mở tiệm tóc ở khu vực nông thôn, bạn cần chọn mặt bằng gần chợ, trường học, ngân hàng, ngã ba, ngã tư,... để thu hút khách hàng.
Tham khảo: Tổng hợp 8 kinh nghiệm mở tiệm phụ liệu tóc thành công
4. Lưu ý khi mở tiệm cắt tóc hiện nay
Lên chiến lược xây dựng hình ảnh cửa hàng cắt tóc
Đầu tư vào chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và treo băng rôn, phướn, phát tờ rơi thu hút khách hàng mới. Tận dụng kênh mạng xã hội cá nhân, website và quảng cáo trực tuyến để tăng mức độ phủ sóng, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Xây dựng hình ảnh cửa hàng, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua tương tác, quan tâm và sẵn lòng lắng nghe phản hồi của mọi người. Khuyến khích khách hàng quay lại để áp dụng chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng kèm cho khách hàng thân thiết.
Bên cạnh quảng cáo cửa hàng, bạn cần kết nối và tham gia các sự kiện, giao lưu với các chuyên gia và các chủ tiệm cắt tóc khác để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tuyển nhân viên thái độ tốt, có chuyên môn
Bạn nên đăng thông tin tuyển dụng trên các trang web việc làm, group, fanpage của tiệm cắt tóc để thu hút ứng viên có chuyên môn, kỹ năng tốt. Mô tả công việc một cách rõ ràng, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Đội ngũ nhân viên tiệm cắt tóc cần có tay nghề cao và tận tâm phục vụ khách hàng. Bạn cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên với kỹ năng, cách nói chuyện và tư vấn khách hàng tốt để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm chất lượng. Mỗi khách hàng hài lòng là thêm một điểm uy tín cho cửa hàng.
Sau khi nhân viên thử việc, cửa hàng cần thực hiện đánh giá, review thường xuyên để đảm bảo hiệu suất làm việc, duy trì thái độ tốt và phát triển chuyên môn, tăng lương, thưởng xứng đáng,..
Hãy lắng nghe khách hàng và đáp ứng mong muốn, sở thích làm đẹp của họ. Sử dụng các sản phẩm chất lượng và phù hợp với kiểu tóc để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Cửa hàng cần tạo một môi trường chuyên nghiệp, thoải mái và tận tâm để khách hàng hài lòng và trở lại trong các lần sau. Khi khách hàng hài lòng, họ có thể giới thiệu cửa hàng đến với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình. Truyền thông bằng miệng chính là phương pháp tiết kiệm ngân sách và thời gian nhất nhưng lại mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong quá trình vận hành
Hiện nay các chủ cửa hàng cắt tóc đang có xu hướng sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ trong quá trình kinh doanh. Một số thời điểm lễ, Tết có thể khách quá tải, không phục vụ kịp và chăm sóc khách hàng chưa được chu đáo. Một số lợi ích mà phần mềm quản lý bán hàng cung cấp có thể kể đến:
- Quản lý đơn hàng và thanh toán: Ghi nhận và quản lý các thông tin đơn hàng từ khách hàng rõ ràng, chính xác. Phần mềm hỗ trợ tạo và in hóa đơn, quản lý hình thức thanh toán quét mã QR, chuyển khoản, thanh toán tiền mặt, thanh toán bằng ví điện tử,...
Sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng cắt tóc
- Quản lý kho hàng: Phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn quản lý kho và cập nhật liên tục, báo số lượng tồn kho. Bạn có thể cập nhật số lượng sản phẩm thuốc nhuộm, dầu gội, kem ủ xả, phục hồi,... tạo và quản lý mã hàng hóa, để dễ quản lý.
- Quản lý khách hàng: Lưu trữ thông tin khách hàng, tên và số điện thoại, địa chỉ, lịch sử sử dụng dịch vụ tóc tại cửa hàng. Cửa hàng có thể phục vụ khách hàng theo cá nhân hóa, hiểu sở thích và nhu cầu khách hàng. Đồng thời, cửa hàng cắt tóc cũng có thể chăm sóc khách hàng qua tin nhắn, Zalo với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi vào các dịp lễ, Tết.
- Các phần mềm quản lý bán hàng không chỉ giúp bạn quản lý quy trình bán hàng một cách hiệu quả mà còn cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo quan trọng. Nhờ vào thông tin doanh thu, thông tin khách hàng, quản lý kho hàng tồn kho,.. Chủ cửa hàng cắt tóc có thể nắm được hiệu suất kinh doanh, tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí, dữ liệu khách hàng tiềm năng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Hơn hết, việc sử dụng phần mềm bán hàng giúp chúng ta tự động hóa các quy trình kinh doanh, tiết kiệm thời gian và có thể tập trung vào chuyên môn, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Trên đây là bài viết chia sẻ chi tiết cụ thể mở cửa hàng cắt tóc siêu lời, thu hồi vốn nhanh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn kinh doanh thành công. Cảm ơn các bạn đã đọc!