TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bỏ túi ngay cách mở cửa hàng cầm đồ thành công nhất hiện nay

2022-12-02

Quy trình, thủ tục mở cửa hàng cầm đồ ra sao? Bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng giấy tờ và thủ tục cần tiến hành như thế nào? Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp các quán "Tiệm cầm đồ", "Hiệu cầm đồ". Mở tiệm cầm đồ có lợi không? Hãy bỏ túi ngay cách mở cửa hàng cầm đồ hữu ích, mới nhất hiện nay mà Nhanh.vn giới thiệu dưới đây nhé.

1. Dịch vụ cầm đồ là gì?

Cầm đồ là cầm cố tài sản ở cửa hàng chuyên dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền. Cầm đồ được hiểu là một hình thức vay thế chấp. Bạn phải trao đổi đồ vật giá trị của mình như xe máy, điện thoại, đồng hồ, nhẫn,... tại các cửa hàng cầm đồ và họ sẽ viết hợp đồng, cho bạn vay một khoản tiền tương ứng.

Dịch vụ cầm đồ là gì

Dịch vụ cầm đồ là gì?

Trong thời gian thỏa thuận, nếu bạn không quay lại để lấy lại đồ của mình, thì coi như đồ vật đó thuộc quyền sở hữu của chủ tiệm. Lúc này, chủ cửa hàng có thể bán với giá họ đưa ra. Những loại hình cửa hàng, dịch vụ này thường do một cá nhân ông/bà chủ đứng ra kinh doanh.

2. Thủ tục pháp lý để mở cửa hàng cầm đồ

Kinh doanh lĩnh vực, thể loại nào cũng cần các thủ tục pháp lý cơ bản. Kinh doanh tiệm cầm đồ cũng vậy, có điều hồ sơ thủ tục sẽ đơn giản hơn so với các lĩnh vực khác.

Thủ tục pháp lý để mở cửa hàng cầm đồ

Thủ tục pháp lý để mở cửa hàng cầm đồ

Chủ tiệm cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau để mở cửa hàng:

  • Bản sao photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
  • Văn bản cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan có thẩm quyền cấp. 
  • Biên bản kiểm tra hợp lệ cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. 
  • Bản sao photo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
  • Phiếu lý lịch tư pháp của người sở hữu cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. 

3. Kinh nghiệm khi mở cửa hàng cầm đồ 

3.1. Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn?

Để có thể mở một cửa hàng cầm đồ bạn cần phải chuẩn bị một số vốn khá lớn và cần xác định được mình có bao nhiêu vốn để có kế hoạch mở cửa hàng sao cho phù hợp. Nếu như bạn có một số vốn lớn và cần mở một cửa hàng lớn thì số vốn mở tiệm cầm đồ sẽ phải trên 200 triệu đồng.

Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn?

Vốn mở tiệm cầm đồ 

Còn đối với hình thức cầm điện thoại và laptop, xe máy thì vốn khoảng 100 triệu đồng là có thể hoạt động được. Khi kinh doanh trong lĩnh vực này bạn cần phải xác định rõ ràng không nên để tồn tiền vốn mà nên xoay vòng theo hệ thống, tức là cái này quá hạn khách không đến chuộc lại cần thanh lý ngay để lấy số vốn đó tiếp tục xoay vòng và phục vụ cho mục đích kinh doanh khác.

Nếu chưa có đủ nguồn vốn như trên, chủ kinh doanh có thể lựa chọn hình thức vay vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, khi làm việc trong môi trường này gặp khá nhiều rủi ro, bạn phải rành việc kiểm tra những đồ mà khách hàng cầm cố để định được mức giá sao cho phù hợp nhất. Chỉ nên nhận cầm đồ những thứ có giá trị và có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng để tránh những thiệt hại về sau này.

3.2. Chọn địa điểm mở tiệm cầm đồ 

Muốn xác định địa điểm mở tiệm cầm đồ hiệu quả, trước tiên bạn cần khảo sát thị trường. Chúng ta không thể bỏ qua một số thông tin như:

  • Đối tượng khách hàng hướng đến là ai: là những người thường xuyên chơi cá độ, chủ lô chủ đề, hay những người lao động có thu nhập thấp nhiều khi cần cầm cố để xoay sở vấn đề nào đó trong cuộc sống…. Nếu cửa hàng ở trung tâm mà xung quanh đó chỉ toàn là các hộ gia đình có mức sống cao, có điều kiện thì bạn không nên mở tiệm cầm đồ tại đó.
  • Xung quanh địa điểm dự định kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không, tình hình hoạt động của họ như thế nào, mức lãi suất họ đang áp dụng là bao nhiêu, có nhiều khách hàng đến cầm đồ tại tiệm của họ hay không,…
  • Nên tránh những nơi có nhiều cửa hàng cầm đồ nhằm giảm thiểu mức cạnh tranh
  • Đối với những tiệm cầm đồ bạn nên chọn mặt bằng rộng rãi để có thể chứa được những đồ mà khách hàng cầm, tiếp theo là địa điểm cần ở những nơi đông dân cư và trang bị các thiết bị phòng tránh cháy nổ một cách cẩn thận để đề phòng cháy nổ xảy ra có thể gây thiệt hại rất lớn về tài sản.

3.3. Chú ý xác minh tài sản trước khi cầm đồ

Một trong những lý do mà nhiều người vẫn có cái nhìn khắt khe về dịch vụ cầm đồ đó chính là tính minh bạch. Có nhiều trường hợp những đồ vật được đem đi cầm đồ không phải là đồ chính chủ mà là đồ ăn cắp. Để hạn chế việc nhận cầm đồ nhầm những món đồ ăn cắp, không hợp pháp thì bạn nên xác minh thông tin, nguồn gốc của món đồ đó trước khi đồng ý cầm đồ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hi hữu khi đã xác minh giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng nhưng đó lại là tài sản ăn cắp. Trong trường hợp này, nhiều tiệm cầm đồ sẽ lựa chọn cách bán lại một cách im lặng để thu hồi vốn. Nhưng cũng có nhiều tiệm đem giao lại cho công an, chấp nhận thua lỗ để đảm bảo uy tín và cái tâm của người làm nghề, tẩy chay hành vi không trung thực. Đây mới là cách mở cửa hàng cầm đồ đúng đắn nhất.

Xác minh tài sản trước khi cầm đồ

Xác minh tài sản trước khi cầm đồ

Đầu tiên, một trong những điều kiện đủ mà chủ tiệm cần có đó là kinh nghiệm và khả năng nhìn nhận giá trị từng món đồ để có thể định giá cầm và phân biệt thật giả. Trên thị trường có rất nhiều hành vì lừa đảo tinh vi, họ có thể làm ra những món đồ giả nhìn giống y như những món đồ thật. Nếu không có kinh nghiệm thì sẽ không thể nhìn ra được.

Xem thêm: Top 5 phần mềm cầm đồ nổi tiếng nhất hiện nay

3.4. Thẩm định và định giá món hàng chính xác

Định giá sản phẩm luôn là bước quan trọng. Việc thẩm định đảm bảo mang lại lợi ích cho chủ cửa hàng và điều kiện của khách hàng. Với mỗi món hàng, dựa vào các yếu tố của từng loại để định giá khác nhau. Định giá món hàng dựa trên giá trị thật và giá bán hiện tại của hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra, thẩm định dựa trên tình trạng hiện tại của hàng hóa và khả năng thanh khoản của sản phẩm như thế nào. 
Có nhiều loại chi phí tác động lên giá thành của sản phẩm. Với mỗi loại, chúng sẽ có những đặc trưng riêng. Cụ thể, các chi phí tác động đến định giá sản phẩm cần nắm là:

  • Chi phí cố định: Chi phí không bị ảnh hưởng bởi số lượng hay tác động nào khác. 
  • Chi phí biến đổi: Đây là loại chi phí có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với thời điểm, thay đổi, cập nhật với xu hướng.

3.5. Lãi suất và chi phí phát sinh

Pháp luật đã quy định, Theo điều 468: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp hai bên có thỏa thuận về lãi suất thì không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Chỉ trừ trường hợp luật khác liên quan có quy định khác. Căn cứ vào tình hình thực tế, đề xuất của Chính phủ, UBTV Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Lãi suất và chi phí phát sinh

Lãi suất và chi phí phát sinh

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất được quy định tại khoản này thì không có hiệu lực đối với lãi suất vượt quá.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng lãi suất không xác định rõ ràng và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ.

Hiện nay, theo quy định về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 1.125%/tháng.
Về mức lãi suất cho vay, theo quy định điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác hay có liên quan quy định khác.
  • Trường hợp mức lãi suất theo thỏa thuận vượt quá mức lãi suất giới hạn được quy định tại điều khoản này thì lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
  • Tiền phạt hợp đồng và lãi suất chậm trả do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.

Lưu ý, khi kinh doanh hoạt động dịch vụ cầm đồ, chủ sở hữu, hộ kinh doanh có thể bị xử phạt nếu vi phạm các quy định sau (theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP):

  • Không xuất trình giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện về an ninh - trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng;
  • Không thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận trên;
  • Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh - trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
    Mức phạt tiền cho 3 lỗi trên là: 500.000 - 1.000.000 VNĐ
  • Nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu;
  • Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng giữa các bên theo quy định;
  • Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu cho người mang đi cầm cố;
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền;
    Mức phạt tiền cho 4 lỗi trên là: 2.000.000 - 5.000.000 VNĐ
  • Cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
    Mức phạt tiền cho lỗi trên là: 5.000.000 - 15.000.000 VNĐ
  • Cầm cố tài sản do lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt hoặc do người phạm tội mà có sẽ bị xử phạt với mức: 5.000.000 - 15.000.000 VNĐ

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết giúp bạn bỏ túi cách mở cửa hàng cầm đồ thành công nhất hiện nay. Nếu có câu hỏi về vấn đề gì không biết, đừng băn khoăn mà hãy để lại bình luận. Chúng tôi sẽ có câu trả lời ngay lập tức cho bạn. Chúc bạn thành công.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm