TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bí quyết mở quán bún cá thành công 100%, chi phí mở quán?

11/05/2023

Bạn đang ấp ủ và tìm hiểu để mở cửa hàng bún cá? Bạn không biết vốn để kinh doanh quán ăn là bao nhiêu? Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc bí quyết mở quán bún cá thành công 100%, chi phí mở quán. Cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bí quyết mở quán bún cá thành công 100%, chi phí mở quán?

1. Tiềm năng mở quán bún cá hiện nay

Tiềm năng mở quán bún cá hiện nay

Tiềm năng mở quán bún cá hiện nay

Trước khi quyết định bắt đầu kinh doanh bất kỳ một ngành nghề, lĩnh vực nào thì việc tìm hiểu thị trường là rất quan trọng. Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có thể định hướng và lên kế hoạch mở kinh doanh quán bún cá. 

Bún cá là một trong những món ăn quen thuộc và phổ biến tại hầu hết các tỉnh thành. Mỗi địa phương, mỗi quán lại có công thức chế biến món ăn biến tấu khác nhau nhưng đều đảm bảo nước dùng đậm đà, vị cá ngọt thịt khiến thực khách yêu thích. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp dãy hàng quán bún cá trên đường phố, nhất là tại các thành phố lớn, đông dân cư. Nhu cầu về món ăn này cũng rất cao, khách hàng có thể ăn vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, từ đó đem đến nguồn doanh thu lớn cho chủ cửa hàng.

Với giá thành chỉ từ 25 – 35 nghìn đồng/bát, 40 – 50 nghìn đồng/bát đặc biệt thì chi phí vốn để kinh doanh món ăn này không quá lớn. Theo tìm hiểu thực tế, trung bình mỗi hộ kinh doanh quán bún cá tại Hà Nội, HCM… thu lãi lên đến 60 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, đây là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn và bạn cần trang bị và học hỏi kinh nghiệm mở quán bún cá tốt mà thôi.

2. Mở quán bún cá cần chuẩn bị những gì?

Mở quán bún cá cần chuẩn bị những gì?

Mở quán bún cá cần chuẩn bị những gì?

2.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Việc xác định khách hàng mục tiêu là điều vô cùng cần thiết để bán hàng một cách chuyên nghiệp cũng như đem lại hiệu quả lâu bền. Điều này sẽ giúp các bạn quyết định xem quán ăn của mình sẽ kinh doanh ở đâu, giá cả ra sao. Từ đó, sẽ quyết định đến thành công và lợi nhuận từ quán ăn mang lại.

Các bạn cần phải xác định trước đối tượng khách hàng mục tiêu chính mà mình hướng tới là ai. Mở quán bún cá, bánh đa cá,... phục vụ đối tượng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay công nhân,… Rồi từ đó, quyết định lựa chọn địa điểm và xây dựng thực đơn với mức giá phù hợp.

2.2 Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Để có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh quán bún cá, bạn cần xem xét các yếu tố dưới đây như sau:

  • Mật độ dân cư: có nhiều người qua lại, đặc điểm xung quanh cũng nhiều hàng quán, dễ dàng thu hút khách hàng,...
  • Tiềm năng của địa điểm chọn kinh doanh: Nếu địa điểm bạn chọn có tiềm năng phát triển chẳng hạn như xung quang là khu trung tâm hành chính thương mại, khu dân cư đông đúc,... thì sẽ giúp thu hút nhiều hơn khách hàng.
  • Mức độ cạnh tranh: đây cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét và phân tích khi lựa chọn khu vực kinh doanh. Ở đó đã có quán nào bán bún cá chưa, có bao nhiêu quán bún cá ở khu vực xung quanh, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm.
  • Giá cả: giá thuê địa điểm mở quán sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ việc kinh doanh của bạn.
  • Các điện ích đi kèm: Ngoài các tiện ích cơ bản cần có như điện, nước, wifi,... thì cũng cần xét xem xung quanh khu vực đó có trường học hay bệnh viện, chợ và bến xe,... nào không.

2.3 Công thức món ăn ngon, hấp dẫn

Khi kinh doanh bún cá hay bất kỳ một món ăn nào thì hương vị khác biệt và độc đáo chính là yếu tố để khách hàng thường xuyên ghé quán của bạn mà không phải bên khác. Do đó, bạn cần quan tâm, chú trọng vào yếu tố này trong kinh nghiệm mở quán bún cá để có thể thành công và phát triển hơn.

Một quán bán bún cá ngon thì cần có bí quyết và công thức nấu dành riêng cho mình. Điều này xuất phát ngay từ cách chọn nguyên liệu rồi sau đó sơ chế, nấu nước dùng cho tới các loại gia vị và rau ăn kèm,… Hiện nay, cũng có rất nhiều cuốn sách hay tài liệu hướng dẫn cách nấu bún cá được chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng theo đó thì nó sẽ không có gì quá đặc biệt và phổ biến ai cũng có thể làm được. Chính vì vậy, muốn nổi tiếng và thu hút được nhiều thực khách, bạn cần biết cách nấu sao cho hấp dẫn và có nét đặc sắc riêng. 

Đồng thời, tính thẩm mỹ trong ẩm thực là điều không thể bỏ qua. Dù là quán ăn đơn giản bình dân hay sang trọng, bạn cũng cần phải trình bày sao cho đẹp mắt, gọn gàng không bị vương vãi, lộn xọn khiến khách hàng không có thiện cảm.

Bên cạnh đó, ngoài món chính là bún cá, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số khác để menu của quán trở nên đa dạng hơn: bún chả cá, bánh đa cá, bún thập cẩm,… thêm nữa, quán của bạn cũng có thể đi kèm theo các loại đồ uống để tận dụng tối đa tiềm năng bán hàng.

Mở quán bún cá cần công thức món ăn ngon, hấp dẫn

Mở quán bún cá cần công thức món ăn ngon, hấp dẫn

2.4 Lựa chọn nguyên liệu chất lượng

Đảm bảo chọn mua nguyên liệu tươi ngon và chất lượng. Hãy tìm nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo nguyên liệu của bạn luôn tươi mới và an toàn. Hãy xem áp dụng một vài điều sau đây cho quán bún cá của bạn:

  • Tìm hiểu về các nhà cung cấp thực phẩm địa phương hoặc khu vực gần quán của bạn. Tìm những nhà cung cấp có uy tín, chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Yêu cầu thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của các nguyên liệu mà bạn muốn mua. Đảm bảo rằng nguồn cung cấp có khả năng cung cấp nguyên liệu tươi ngon và không chứa chất phụ gia hay hóa chất độc hại.
  • Khi nhận hàng, hãy kiểm tra kỹ nguyên liệu để đảm bảo tươi sống và không bị hỏng. Đảm bảo rằng nguyên liệu được đóng gói và vận chuyển đúng quy trình vệ sinh.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp của bạn. Điều này có thể giúp bạn nhận được ưu đãi, thông tin về nguyên liệu mới và giúp bạn nắm bắt được các cơ hội thị trường.
  • Theo dõi sự tươi ngon và chất lượng của nguyên liệu trong quá trình sử dụng. Nếu có vấn đề với nguyên liệu, liên hệ với nhà cung cấp ngay lập tức để giải quyết vấn đề.
  • Đảm bảo rằng quán của bạn tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Kiểm tra và duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh, bảo quản và lưu trữ nguyên liệu một cách đúng quy trình.

2.5 Chiến lược Marketing

Kế hoạch truyền thông quảng cáo

Đầu tiên, khi bắt đầu mở quán bún cá thì các bạn cần đưa ra kế hoạch quảng cáo giúp tiếp cận khách hàng, nhất là trong giai đoạn khai trương, chưa được nhiều người biết đến.

Thời gian đầu, các bạn có thể phát tờ rơi, đặt làm biển quảng cáo và đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giới hạn trong khung giờ, chẳng hạn như: Giảm giá 20%, tặng kèm theo đồ uống hay đưa ra các combo bún + nước, ưu đãi khi đặt nhiều,…

Với biển quảng cáo thì các bạn cần lựa chọn những gam màu sắc nổi bật, chữ to, rõ ràng và có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Điều này, sẽ giúp cho khách hàng có ấn tượng và dễ ghi nhớ về tên cửa hàng của bạn.

Bán hàng trực tiếp kết hợp bán hàng online

Ngày nay, với xu hướng phát triển hướng tới nhiều tiện ích thì bán đồ ăn online đã không còn quá xa lạ. Các bạn có thể mở quán bún cá kết hợp bán hàng trực tiếp và bán hàng online để tiếp cận với nhiều khách hàng, tăng khả năng nhận diện về cửa hàng của mình hơn.

Để có thể bán hàng online hiệu quả, các bạn có thể tạo ra 1 website hoặc fanpage trên Facebook cho quán bún cá của mình. Đồng thời, các bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn online trên ứng dụng  Shopee food, Grab food hay Baemin,… để thuận tiện và tiếp cận với khách hàng theo nhiều phương thức. Không những vậy, mạng xã hội đang ngày càng phát triển, các bạn cũng có thể kết hợp xây dựng và kết nối với Instagram, TikTok giúp giới thiệu tên tuổi của quán đến khách hàng nhiều hơn.

2.6 Xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp

xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp

Mở quán bún cá cần xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp

Bạn cần sắp xếp số lượng nhân viên trong quán ăn sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh. Thông thường 3 nhân sự cho 1 quán ăn bao gồm: đầu bếp, chạy bàn và tạp vụ. Còn đối với những quán quy mô nhỏ hơn và bình dân thì 2 người là đủ vì một vị trí kiêm đầu bếp và 1 người chạy bàn.

Dù số lượng nhân viên nhiều hay ít thì vẫn luôn phải đề cao thái độ phục vụ và đây là yếu tố then chốt giúp tạo thiện cảm cho khách hàng. Chính vì vậy, các bạn cần đào tạo nhân viên khi phục vụ cho khách hàng luôn:

Tươi cười, niềm nở và không khó chịu trong bất cứ trường hợp và đối tượng khách hàng nào.

Nhanh nhẹn và khéo léo đảm bảo phục vụ cho khách trong thời gian nhanh chóng 

Đồng thời, với các quán bún cá quy mô lớn thì có thể cân nhắc lựa chọn may đồng phục cho nhân viên để tạo sự chuyên nghiệp và ấn tượng cho khách hàng.

2.7 Quản lý tài chính quán bún cá

Quản lý tài chính là lập kế hoạch tài chính và đảm bảo rằng bạn có nguồn vốn đủ để mở quán và duy trì hoạt động kinh doanh trong giai đoạn ban đầu. Theo dõi chi phí, thu nhập và lợi nhuận của quán để đảm bảo sự ổn định và phát triển.

Quản lý tài chính là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của quán bún cá. Đây là một số gợi ý để quản lý tài chính hiệu quả cho quán bún cá của bạn:

  • Xác định chi phí khởi nghiệp, bao gồm tiền thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu và tiền lương. Tạo ra một kế hoạch tài chính chi tiết, bao gồm dự báo thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn ban đầu. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tài chính và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn vốn để khởi đầu.
  • Theo dõi và kiểm soát chi phí là rất quan trọng. Xem xét cách tiết kiệm chi phí trong việc mua sắm nguyên liệu, lương bổng, điện nước và các chi phí vận hành khác. Tìm cách tối ưu hóa quy trình làm việc và tận dụng các nguồn lực hiệu quả.
  • Đảm bảo bạn có hệ thống để theo dõi thu nhập hàng ngày và tính toán lợi nhuận. Xem xét các chỉ số kinh doanh như doanh thu trung bình mỗi ngày, lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng. Điều này giúp bạn đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và điều chỉnh chiến lược nếu cần.
  • Đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh trong giai đoạn ban đầu và điều chỉnh chiến lược phát triển dài hạn. Xem xét các nguồn tài trợ khác nhau như vay vốn kinh doanh từ ngân hàng, vốn tự có hoặc hợp tác đầu tư. Cân nhắc rủi ro và tiềm năng sinh lợi trong quá trình quản lý nguồn vốn.
  • Xem xét các cơ hội thu nhập bổ sung như cung cấp dịch vụ đặc biệt, phục vụ khách hàng doanh nghiệp hoặc mở rộng dịch vụ ngoài quán. Nâ

3. Chi phí mở quán bún cá

3.1 Chi phí thuê mặt bằng

20240112_CP1W95hh.jpg'

Chi phí thuê mặt bằng mở quán bún cá

Khoản cố định đầu tiên và tốn kém nhất để bắt đầu kinh doanh quán bún cá chính là chi phí thuê mặt bằng. Một vị trí “đắc địa”, thu hút khách hàng thì chủ quán sẽ cần chi rất nhiều tiền để đầu tư và đây cũng được xem là sai lầm khi mới kinh doanh, họ thường “rót cạn vốn” vào việc thuê mặt bằng.

Dành lời khuyên cho các bạn, đó là hãy tính toán thật ký quy mô và lượng khách của quán để lựa chọn vị trí và mặt bằng thuê sao cho phù hợp. Đồng thời cũng cần tham khảo nhau nhiều địa điểm khác nhau và giá cả để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác.

Hiện tại, chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 10 – 15 triệu đồng cho diện tích từ 30 – 50 m2. Vậy tính ra chi phí đầu tư ban đầu về mặt bằng sẽ rơi vào khoảng 30 - 90 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí và quy mô của quán,…Khi thuê mặt bằng, bạn nên kí hợp đồng kinh doanh lâu dài để được giá tốt, đồng thời hạn chế nguy cơ chủ nhà tăng giá thuê giữa chừng hoặc thu hồi nhà.

3.2 Chi phí trang trí

Với diện tích mặt bằng khoảng 30 – 50 m2 thì các bạn cần đầu từ từ 6 – 8 bộ bàn ghế với có sức chứa khoảng 24 – 40 người. Giá cho việc đầu tư bàn ghế ngồi ăn rơi vào khoảng 500 nghìn – 1 triệu đồng cho 1 bàn và 4 ghế. Còn nếu bạn lựa chọn mua đồ thanh lý thì có thể tiết kiệm được từ 20 – 40% số tiền so với mua mới.

Và hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ đến hướng tới trải nghiệm của khách hàng, vì vậy các bạn cũng cần trang bị thêm hệ thống điều hòa hoặc quạt để mang lại không khí, dễ chịu khi tới quán ăn, nhất là những ngày nắng nóng. Chi phí đầu tư cho khoản này sẽ dao động từ 200 – 400 nghìn đồng/ chiếc quạt và 6 – 10 triệu đồng/chiếc điều hòa.

Bên cạnh đó, tùy vào tình hình mặt bằng quán mà bạn thuê để xem xét có cần sửa sang lại sao cho phù hợp và nhìn khang trang, mới mẻ hơn. Ở đây có thể phát sinh thêm về chi phí sơn và một vài đồ dùng hay vật dụng trang trí. Đồng thời, cũng cần đầu tư một khoản làm biển hiệu hay lắp đặt hệ thống đèn,… Chi phí cho khoản mục này có thể dao động khoảng từ 5 – 10 triệu đồng.

3.3 Chi phí cơ sở vật chất, dụng cụ

Chi phí cơ sở vật chất, dụng cụ mở quán bún cá

Chi phí cơ sở vật chất, dụng cụ mở quán bún cá

Tùy vào mô hình kinh doanh và diện tích mặt bằng mà bạn lên danh sách trang thiết bị cần thiết cho phù hợp.

Các trang thiết bị cần thiết cho một quán bún cá bao gồm: Bàn ghế quán bún cá, bếp, nồi nấu, tủ đựng nguyên liệu, bát, đũa, dao, thớt, gia vị, thiết bị lau chùi, vệ sinh, hộp đựng giấy ăn, đựng đũa,…

Với các quán ăn cố định và bán hàng xuyên ngày thì nên trang bị thêm tủ lạnh, tủ trữ đông để bảo quản thực phẩm được lâu, tươi ngon nhất. 

Chi phí mua sửa cơ sở vật chất, dụng cụ thường dao động từ 8 – 15 triệu tùy quán ăn vỉa hè hay quán ăn hạng sang

3.4 Chi phí mua nguyên vật liệu

Bên cạnh các khoản chi cố định ban đầu là khoản chi biến đổi, tiền dùng để mua các nguyên liệu nấu phở như thịt, bánh phở, các loại tương, rau, giá,…

Khoản chi cho nguyên liệu là khoản phí dao động từng ngày phụ thuộc vào lượng khách tối đa mà quán phục vụ. Nếu một ngày quán phở chỉ phục vụ dưới 100 khách thì chi phí nhập nguyên liệu tươi sống mỗi ngày sẽ dao động từ 3-5 triệu đồng. Các nguyên liệu dễ bảo quản như bún miến khô, mì khô hay rau tươi có thể mua trữ số lượng lớn dùng trong nhiều ngày liên tục.

3.5 Chi phí thuê nhân viên

Một quán bán bún cá với quy mô nhỏ thì thông thường chủ quán sẽ là người kiêm đầu bếp và cần 1 người chạy bàn kiêm tạp vụ. Hiện nay, mức lương của nhân viên phục vụ bàn sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng/người (bao gồm cả chi phí hỗ trợ ăn uống cho họ). 

3.6 Chi phí Marketing

Khi mới quán bún cá thì các bạn sẽ cần rất đầu tư cho việc marketing và quảng bá để nhiều người biết đến hơn. Bạn cần lên kế hoạch và đưa ra chiến lược marketing phù hợp ở nhiều kênh truyền thông để giúp việc kinh doanh thuận lợi và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Chi phí đầu tư cho khoản này cũng cần bỏ ra tính theo hàng tháng dao động từ 2 – 6 triệu, tùy thuộc vào quy mô của quán.

Như vậy, với chi phí tham khảo như trên, với những ai đang có dự định mở quán bún cá thì số vốn trung bình ban đầu tối thiểu là 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, ở 1-2 tháng đầu hoạt động và kinh doanh thì cần có thêm khoản kinh phí dự trù thêm khoảng 20%, ít nhất là 10 triệu đồng.

Trên đây là bài viết chia sẻ bí quyết mở quán bún cá thành công 100%, chi phí mở quán. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm