TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

8 kinh nghiệm mở tiệm in áo thun thành công 100%

28/04/2022

Bạn đang có ý định kinh doanh mô hình tiệm in áo thun? Quy trình, thủ tục mở tiệm in áo thun ra sao? Nhiều người muốn mở cửa hàng in áo nhưng không biết cần chuẩn bị gì và có phức tạp hay không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những gì cần chú ý để khởi nghiệp mở tiệm in áo thun thành công 100%.

1. Nghiên cứu thị trường và nhu cầu áo thun của người tiêu dùng

Áo thun là trang phục rất quen thuộc và được đa số mọi người ưa chuộng. Không chỉ Việt Nam, các nước trên thế giới cũng muôn mua áo thun vì sự tiện lợi, năng động và thoải mái khi mặc. Mẫu mã áo thun cực kỳ đa dạng và dễ mặc, dễ phối đồ. Mở tiệm in áo thun theo sở thích của khách hàng là rất tiềm năng. Khách hàng có thể tự thiết kế hình ảnh, logo theo sở thích. Đặc biệt, các hội nhóm, lớp học, câu lạc bộ thường sẽ in áo thun đồng phục. Thị trường này đang phát triển rất rộng mở.

Nghiên cứu nhu cầu thị trường

Nghiên cứu nhu cầu thị trường

Việc in thêm họa tiết, hình ảnh để trang trí áo sẽ thu hút và khiến khách hàng thích thú. Khách có thể tự sáng tạo thiết kế để tạo cá tính riêng, phong cách riêng. Dịch vụ in đồng phục hay in áo thun theo yêu cầu đang không ngừng phát triển.

2. Lập kế hoạch kinh doanh áo thun cụ thể

2.1 Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu của bạn

Để công việc kinh doanh diễn ra như mong đợi mà không gặp phải vấn đề bất lợi gì, chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Bạn cần mua trang thiết bị máy móc, dụng cụ cần thiết để mở tiệm in. Quan trọng nhất là chuẩn bị kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu công việc. Vậy nên, hãy khảo sát thị trường, đối tượng khách hàng rồi đưa ra nhóm sản phẩm và dịch vụ phù hợp cửa hàng sẽ cung cấp.

Ví dụ đơn giản như: Khách hàng bạn muốn hướng đến là doanh nghiệp, câu lạc bộ hội nhóm, học sinh, sinh viên thường in áo đồng phục. Bạn có thể mở tiệm in lụa cao cấp trên vải áo thun. In trên chất vải nào cũng cần tìm hiểu kỹ. Kỹ thuật in trên các chất liệu vải khác nhau nên bạn cần tìm hiểu, phân tích trước rồi hãy đưa ra quyết định mở tiệm in áo.

2.2 Xác định sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh

Sau khi xác định thị trường và khách hàng mục tiêu của bạn thì bạn nên tiến hành khảo sát. Phân tích thị hiếu của khách hàng tại khu vực muốn mở tiệm in áo thun. Khách hàng có thường mặc áo thun không? Xu hướng và phong cách in như thế nào sẽ được ưa chuộng. Các tiệm đã mở trước đó định hình phong cách như thế nào? Chúng ta phải có kiến thức nhất định về in ấn để tìm và lựa chọn nguồn thiết bị chất lượng cao, uy tín.

Sau đó, bạn cần tham khảo một số cơ sở khác để học hỏi. Để có được nguồn thiết bị chất lượng, bạn nên tìm đến tất cả các đại lý phân phối thiết bị in ấn chính hãng. Trên thị trường vẫn có nhiều cơ sở cung cấp các loại máy in kém chất lượng, đồ nhái. Máy kém chất lượng sẽ cho ra đời sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

2.3 Xác định số vốn kinh doanh cần thiết

Chi phí để mở tiệm in áo thun sẽ bao gồm mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết như: Khung máy in, các loại vải để in, bàn in, dao gạt mực, máng tráng keo, dao rọc giấy, kéo, băng keo, mực in, các chất tẩy khung, dung môi pha mực nhanh khô,.... Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính toán đến chi phí để thuê mặt bằng, thuê nhân sự, điện nước,... Chi phí đầu tư ban đầu cho tiệm áo thun khoảng 100.000.000 VNĐ.

Xem thêm:

3. Trực tiếp tới các xưởng in áo để học hỏi

Để cửa hàng in áo thun vận hành tốt và thuận lợi thì chủ cửa hàng phải chuẩn bị các phương án kinh doanh. Nếu tay nghề còn chưa vững hay mới tập kinh doanh thì bạn hãy trực tiếp tới các xưởng in áo để học hỏi. Xem cách vận hành xưởng như thế nào, thuê nhân công làm việc ra sao? Các công nghệ mới nhất như in chuyển nhiệt, in nâng cao có gì cần lưu ý? Học hỏi kinh nghiệm của các xưởng in đó để so sánh, đưa ra phương án tối ưu cho tiệm in của mình.

Đến xưởng in áo thun để học hỏi

Đến xưởng in áo thun để học hỏi

Áp dụng công nghệ và phương pháp của xưởng in sao cho phù hợp với cửa hàng của mình. Bạn có thể bắt tay làm đối tác với xưởng in để sau này phát triển sẽ có những đơn hàng lớn. Liên kết với xưởng, hợp tác cùng nhau phát triển. 

4. Tìm kiếm địa điểm mở tiệm in áo thun

Mở tiệm áo thun thì không cần thuê mặt bằng quá đắt đỏ. Trước khi quyết định thuê mặt bằng cửa hàng in áo, chúng ta nên khảo sát thị trường để nắm tình hình. Vị trí mặt bằng có tác động lớn đến kinh doanh thành công hay không. Mặt bằng gần trung tâm thành phố, giao thông thuận tiện, đông người qua lại,... Nếu đối tượng là học sinh sinh viên, câu lạc bộ hội nhóm thì tìm mặt bằng gần trường học, khu thể thao, dân cư,… Mặt bằng ở những địa điểm tốt sẽ thu hút khách hàng và dễ dàng quảng bá. Vậy chi phí thuê mặt bằng tốt khoảng bao nhiêu tiền? Giá thuê mặt bằng ở Hà Nội hiện nay sẽ khoảng 8.000.000 VNĐ - 15.000.000 VNĐ/tháng. 

5. Trang bị máy móc, thiết bị in áo

Máy móc thiết bị là thứ cần mua đầu tiên của tiệm in áo thun. Bạn sẽ cần mua máy in, mực in, khung in, bàn in, dao gạt mực,... Hãy nghiên cứu máy in để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian sử dụng máy lâu hơn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì hãy cân nhắc và chọn nhà cung cấp uy tín. Xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp, đối tác để có được chiết khấu và hợp tác làm ăn lâu dài.

Mở tiệm in áo thun thì sẽ cần các khoản tiền để duy trì cửa hàng như: điện, nước, wifi, chi phí duy trì cửa hàng, chi phí phát sinh, chi phí dự trù kinh doanh,...

Xem thêm: Cách bắt đầu kinh doanh áo phông thiết kế online - mọi điều bạn cần biết

6. Tuyển nhân viên

Nhân viên tại cửa hàng cần tuyển nhân viên nhiệt tình, thân thiện, biết tư vấn và chăm sóc khách hàng. Nhân viên cần có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm với công việc. Nhân viên bán hàng có kỹ năng sẽ tạo ấn tượng tốt cho cửa hàng. Nếu khách hàng cần tư vấn mẫu để in hay muốn thiết kế như thế nào thì sẽ cần nhân viên bán hàng để truyền đạt lại cho bên kỹ thuật. Sản phẩm áo thun khi đó mới có thể đẹp, chất lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đối với nhân viên sản xuất áo thun, hãy ưu tiên tuyển nhân viên có tay nghề từ trước, cố gắng hạn chế nhận nhân viên học nghề vì như vậy sẽ không tối ưu được chi phí cũng không đảm bảo được chất lượng đầu ra cạnh tranh dành cho cửa hàng.

Chi phí nhân công ngày nay trong lĩnh vực in ấn là khoảng 5.000.000 VNĐ - 10.000.000 VNĐ/tháng.  Tiệm in dù có quy mô lớn hay nhỏ cũng cần nhân công làm việc, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bạn sẽ cần nhân viên in, nhân viên cắt may, nhân viên đóng gói, nhân viên bán hàng, nhân viên giao hàng,... Hãy tuyển chọn lao động có kiến thức, tay nghề và kĩ năng. Tất nhiên, đi đôi với việc đó là chính sách thưởng, ưu đãi theo tháng nhằm thúc đẩy hiệu suất lao động tăng cao. Hiệu suất làm việc tăng thì sản phẩm sẽ tốt, khách hàng hài lòng, doanh thu tăng.

Tuyển nhân viên in áo thun

Tuyển nhân viên in áo thun

Hãy tuyển nhân viên để họ sẵn sàng đồng hành với bạn. Tùy vào quy mô cửa hàng in áo thun để quyết định số lượng nhân công cần thuê. Tránh thuê quá nhiều hoặc thiếu nhân viên sẽ tốn chi phí lương và ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của cửa hàng.

7. Quản lý cửa hàng

Mở tiệm in áo thun sẽ cần nhiều nhân công và số lượng công việc lớn. Chủ cửa hàng phải có kỹ năng về quản lý để vận hành tiệm in áo hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, chiến lược, phương án marketing và quản lý cửa hàng. Tuy nhiên, bạn không thể làm hết mọi việc chính xác và hiệu quả được.

Phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng

Hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để phần mềm hỗ trợ quản lý cửa hàng. Những sai sót và thất thoát khi quản lý thủ công sẽ không còn. Thay vào đó, phần mềm sẽ quản lý chính xác, khoa học, thống kê doanh thu theo thời gian thực, thu chi, công nợ, quản lý hàng tồn kho, lưu danh sách khách hàng, quản lý chương trình khuyến mãi,... Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn nắm doanh thu theo tháng. Từ đó, bạn sẽ biết cách đưa ra chiến lược thay đổi phù hợp với cửa hàng để tăng doanh thu.

Bạn có thể vừa mở cửa hàng in kết hợp bán trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram; sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... để tăng cường quảng cáo tiếp thị và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Khách hàng có thể gửi bản thiết kế để in áo, nhắn tin hoặc liên hệ để mua sắm online.

8. Chăm sóc khách hàng

Để kinh doanh tiệm in áo thun thành công thì ngoài việc nắm rõ kiến thức về các loại vải, loại mực in, bạn cần chăm sóc và tư vấn cho từng khách hàng khác nhau. Dịch vụ chăm sóc khách hàng là rất quan trọng, đặc biệt là ngành in ấn theo yêu cầu. Khách hàng muốn có phong cách, cá tính riêng nên bạn cần đáp ứng và tư vấn sao cho phù hợp. Đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng phải dựa trên thực tế có làm được hay không, kết hợp như vậy có ổn không? Hãy đưa ra lời khuyên sao cho phù hợp để có sản phẩm chất lượng. 

Ngoài ra, cửa hàng nên có dịch vụ đóng gói và giao hàng tận nơi. Bao bì đóng gói nên in logo, địa chỉ và số điện thoại liên hệ để xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Giao hàng tận nơi thì có thể liên kết với các đơn vị vận chuyển giaohangnhanh, ghtk, Viettel Post, grab,...

Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết 8 kinh nghiệm mở tiệm in áo thun thành công 100%. Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi! Nếu còn gì băn khoăn, thắc mắc, hãy để lại bình luận để nhận được câu trả lời nhanh nhất.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm