Khởi nghiệp được coi là xu thế mà các bạn trẻ đang hướng tới hiện nay. Nhưng theo nghiên cứu cứ trong 10 năm liên tiếp lại có tới 70% công ty gặp thất bại trong kinh doanh và tuyên bố phá sản. Khi thất bại thì các doanh nghiệp thường đổ lỗi cho 2 yếu tố là nền kinh tế bị suy thoái và công ty thiếu vốn, ít ai biết nguyên nhân tại sao mình bị thất bại trong kinh doanh.
Bài viết dưới đây Nhanh.vn sẽ đưa ra 7 lý do hàng đầu dẫn đến thất bại dẫn đến thất bại trong kinh doanh và lời khuyên bạn cần tránh.
Nội dung chính [hide]
1. Hiểu sai lý do để bắt đầu khởi nghiệp
Nếu lý do khởi nghiệp của bạn là muốn kiếm nhiều tiền hoặc có nhiều thời gian dành cho cuộc đời cá nhân thì nên cân nhắc lại ý định startup. Hãy chắc chắn rằng bạn có niềm đam mê thật sự đối với sản phẩm mình định kinh doanh. Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi khởi nghiệp. Phải đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu thực sự của thị trường. Nếu không, bạn không nên khởi nghiệp kẻo sẽ phải đối mặt với hậu quả khó lường.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh
2. Quản lý không hiệu quả
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự quản lý kém là yếu tố chính dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp. Những bạn trẻ mới bắt đầu kinh doanh thường thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự. Chúng ta thường có xu hướng tuyển người vào các vị trí bán thân không thể làm tốt. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm khi doanh nghiệp hoạt động. Do người lãnh đạo không có am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực trong quy trình hoạt động của công ty.
Để khắc phục vấn đề này, các chủ doanh nghiệp hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nâng cao hiệu quả công việc lên tốt nhất.
Làm thế nào để quản lý hiệu quả?
3. Không kiểm soát được chi phí
Tiền tiêu chắc chắn sẽ dễ kiếm dễ hơn kiếm tiền. Và đó cũng là một trong những lý do khiến các startup thường thất bại trong cuộc đua dài hơn khi thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí vận hành.
Nếu bạn không kiểm soát được chi phí kinh doanh, khả năng gây ra khủng hoảng nợ nần là rất cao. Để vượt qua gánh nợ tiền bạc, hãy phân bổ nguồn tiền một cách hợp lý là bước đầu để giúp doanh nghiệp có những bước tiến vững chắc. Bạn cần một đội ngũ kế toán có thể giúp mình kiểm soát được các chỉ số tài chính, các chi phí một cách hợp lý cũng như luôn có hành động xác thực sự minh bạch của các số liệu.
4. Không chuẩn bị đủ vốn
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến doanh nghiệp “ tử vong” là thiếu vốn hoạt động. Đối với những người lần đầu tiên bắt tay vào kinh doanh sẽ không hiểu rõ cách vận hàng của dòng tiền, đưa ra dự trù nguồn vốn để khởi nghiệp quá thấp. Hoặc đặt ra kỳ vọng quá cao vào doanh thu bán hàng.
Xác định nguồn vốn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động là bước quan trọng khi khởi nghiệp. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà còn bao gồm chi phí trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, bạn phải tính toán và cân nhắc thời gian doanh nghiệp có thể thu hồi vốn. Có nghĩa là nguồn vốn cần chuẩn bị đầy đủ để trang trải tất cả chi phí cho đến khi nguồn vốn hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận.
5. Chọn địa điểm kinh doanh
Chọn địa điểm thuận lợi cho kinh doanh
Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp địa phương. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngược lại, một vị trí xấu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp.
Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần xem xét các yếu tố như khách hàng của bạn đang ở đâu, độ tuổi và nghề nghiệp của người dân ở khu vực đó, vị trí đối thủ cạnh tranh, giao thông.
6. Thiếu chiến lược và khả năng lãnh đạo
Hầu hết các doanh nghiệp mới thường thiếu các chiến lược các chiến lược từ đầu và kinh nghiệm lãnh đạo cần thiết. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế ngoài thương trường, khá nhiều các ông chủ mới sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành bởi lượng lớn yêu cầu và trách nhiệm đặt lên họ.
Lời khuyên ở đây để giúp bạn tránh lý do thất bại trong kinh doanh là tìm một người hướng dẫn, một người cộng tác có kinh nghiệm để cùng chia sẻ những giá trị, kiến thức trong kinh doanh, trong quản lý và kết nối con người.
Khả năng lạnh đạo và chiến lược trong kinh doanh
7. Mở rộng phát triển quá nhanh
Nhiều người nhầm lẫn giữa thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh. Đã có nhiều trường hợp thất bại khi khởi nghiệp do công ty phát triển quá nhanh chóng. Họ không thể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhân viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc quá lớn.
Tập trung vào tăng trưởng chậm nhưng ổn định là cách tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp trẻ. Khi đã có cơ sở dữ liệu khách hàng và dòng tiền lưu thông ổn định, bạn có thể đưa ra các quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Tổng kết, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về những lý do khiến việc kinh doanh thất bại. Nhất định rằng sau bài viết, bạn có thể xây dựng mô hình kinh doanh bền vững và đạt được nhiều mục tiêu cũng như là có cơ hội phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.