Kinh doanh xe đạp điện là xu thế hàng đầu nhờ công nghệ xe điện có bước đi đột phá. Mở cửa hàng xe đạp điện mang lại doanh thu không hề nhỏ. Vậy, bạn cần chuẩn bị gì để mở cửa hàng? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 7 bí quyết mở cửa hàng xe đạp điện đắt khách nhất mà bạn không thể bỏ qua.
Nội dung chính [hide]
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
2. Chuẩn bị vốn mở cửa hàng xe đạp điện
3. Chọn lựa mặt bằng kinh doanh
4. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng khi kinh doanh
5. Lựa chọn nguồn hàng chất lượng và uy tín
6. Xây dựng website, fanpage cho cửa hàng
7. Một số lưu ý khác khi mở cửa hàng
7.1. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
Hiện nay, để mở cửa hàng xe đạp điện đắt khách, bạn cần tìm hiểu về thị trường và nhu cầu xe đạp điện khu vực chuẩn bị mở shop. Thu nhập của người dân và thành phần dân cư thế nào. Họ hay sử dụng phương tiện đi lại nào? Họ có chuộng sử dụng xe máy, xe đạp điện hay không? Họ có sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để mua xe điện?
Nghiên cứu thị trường
Phân loại thị trường và chọn phân khúc khách hàng mục tiêu mà cửa hàng muốn hướng đến để thông qua đó đưa ra chiến lược rõ ràng. Tìm hiểu ngành kinh doanh xe đạp điện, thủ tục và hồ sơ pháp lý cần thiết để đăng ký kinh doanh cửa hàng xe đạp điện.
Lý do tại sao ngành kinh doanh xe đạp điện phát triển là bởi:
- Chất lượng xe điện được cải tiến và thay đổi liên tục
- Mẫu mã đẹp mắt, thay đổi theo thời gian đa dạng.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng xe điện của người dân.
- Giá thành xe hợp lý và tiết kiệm hơn khi sử dụng.
- Sử dụng xe điện bảo vệ môi trường, nhà nước khuyến khích người dân chuyển từ xe chạy xăng dầu sang xe điện để góp phần làm sạch không khí.
Xem thêm: TOP bí quyết kinh doanh xe đạp đắt khách, lợi nhuận "cao"
2. Chuẩn bị vốn mở cửa hàng xe đạp điện
Mở cửa hàng xe đạp điện cần bao nhiêu vốn? Vốn là yếu tố quan trọng nhất khi bạn có ý tưởng kinh doanh cửa hàng xe điện. Tài chính mở cửa hàng xe đạp điện còn phụ thuộc vào: quy mô cửa hàng, diện tích thuê mặt bằng, lệ phí đăng kí giấy tờ kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam,...
Vốn mở cửa hàng xe đạp điện
Khoản vốn để đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, nhập hàng về bán, chi phí duy trì và trả chi phí cố định trong quá trình kinh doanh xe đạp điện,... Ngoài ra, bạn cần chi phí để marketing, chi phí quảng cáo, vốn dự trù cho vài tháng kinh doanh đầu tiên. Bạn sẽ cần khoảng 300.000.000 VNĐ - 500.000.000 VNĐ để dự trù kinh doanh cửa hàng xe đạp điện.
3. Chọn lựa mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh cửa hàng xe đạp điện phải gần khu vực, đường trung tâm. Dân cư đông đúc và vị tri có đông người qua lại hàng ngày, giao thông thuận tiện. Mặt bằng thuê mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện tốt nhất là gần trường học THPT. Các em học sinh sẽ có nhu cầu cao về xe điện. Các em vừa đủ tuổi chạy xe đạp điện và để tiết kiệm thời gian đến trường thì nhu cầu xe điện là rất cao. Chi phí thuê mặt bằng bạn cũng nên cân nhắc phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của mình.
Địa điểm thuê để kinh doanh khoảng 5.000.000 VNĐ - 7.000.000 VNĐ/tháng là vừa phải. Diện tích để có thể trưng bày xe điện, các thiết bị cần thiết là khoảng 40 m2 – 50 m2.
4. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng khi kinh doanh
Kinh doanh ngành gì thì bạn cũng cần khảo sát thị trường để nắm nhu cầu khách hàng. Sau đó, bạn mới có thể phục vụ và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách.
Nhu cầu khách hàng mua xe đạp điện
Các thông tin chủ cửa hàng cần khảo sát:
- Độ tuổi và công việc của dân cư khu vực đó
- Thu nhập và mức sống của họ thế nào
- Nhu cầu và khả năng chi trả cho xe đạp điện
- Nếu có dịch vụ giao hàng tận nhà thì khách hàng có muốn hay không?
Để kinh doanh cửa hàng xe đạp điện đắt khách, bạn cần xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Lên kế hoạch chiến lược marketing cho phân khúc này. Phân tích nhu cầu, sở thích và thu nhập của thành phần dân cư ở đây. Đánh giá điều kiện khách quan về địa hình, giao thông có nhộn nhịp hay không, tình hình kinh tế của khu vực mở cửa hàng như thế nào.
5. Lựa chọn nguồn hàng chất lượng và uy tín
Tất nhiên, việc nhập hàng là điều rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu và liên hệ các mối nhập sỉ, nhà sản xuất, nhà cung cấp nổi bật. Kiểm tra chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Không nên chỉ phụ thuộc vào một nguồn hàng. Bạn nên nhập từ nhiều nguồn để không bị thiếu hàng hay phụ thuộc vào họ.
Chế độ bảo hành, sửa chữa xe điện là yếu tố cần để kinh doanh xe đạp điện. Giá cả cạnh tranh, đa dạng mẫu mã, mức chiết khấu,... Hình thức thanh toán hợp lý và dễ xoay vòng vốn: Trả trước một nửa, trả cọc, ghi nợ,... Quá trình vận chuyển cần bảo vệ được hàng hóa an toàn, đặc biệt là bao bọc cẩn thận không để xe bị trầy xước.
Bên cạnh hàng hóa, bạn cần nắm kiến thức về ngành xe điện để có thể quản lý, đào tạo nhân viên sửa xe, bảo dưỡng xe,... Hãy đi học nghề xe trước khi mở cửa hàng để làm chủ công việc, nếu không có thời gian, bạn có thể thuê người sửa và bảo hành xe. Tuy nhiên, chi phí thuê đắt và có thể phát sinh một vài chuyện trong quá trình làm việc.
6. Xây dựng website, fanpage cho cửa hàng
Đời sống ngày càng phát triển, thêm vào đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người dân cũng chuyển dần mua hàng trực tiếp sang mua sắm trực tuyến. Kể cả những hàng hóa cồng kềnh hay kích thước to cũng được bày bán trực tuyến trên mạng: tivi, tủ lạnh, xe ô tô, xe máy, xe điện,... Khách hàng chỉ cần lên website hoặc fanpage của cửa hàng để xem sản phẩm và tiến hành đặt hàng. Việc mua hàng online vừa tránh tiếp xúc trực tiếp, vừa có thể tiết kiệm thời gian đến cửa hàng. Tất nhiên, bạn cũng cần cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng 24/24 vì họ không thể đến cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm. Bạn hãy xây dựng fanpage Facebook và cửa hàng online trên website để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Thiết kế cửa hàng trực tuyến ấn tượng, đẹp và đăng đa dạng mặt hàng để thu hút và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Website cũng là phương pháp xây dựng thương hiệu nhanh nhất và hiệu quả nhất trong lúc thương mại điện tử đang phát triển và con người dần chuyển sang mua sắm online.
Các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki đều có chính sách và quy định riêng cho người dùng và người bán. Ai cũng có thể đăng ký bán hàng online miễn phí nên bạn hãy đọc kỹ và nắm quy định để là người kinh doanh văn minh nhé.
7. Một số lưu ý khác khi mở cửa hàng
7.1. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Kinh doanh thì cần quản lý doanh thu, quản lý chi phí và lợi nhuận bao nhiêu để đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp. Quản lý doanh thu để cửa hàng có thể kiểm soát thu/chi, tránh thất thoát hàng hóa.
Phần mềm quản lý bán hàng
Kinh nghiệm khi kinh doanh mô hình xe đạp điện là sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc quản lý. Chi tiết những gì mà phần mềm bán hàng có thể giúp bạn:
- Điều chỉnh giá bán phù hợp
- Dễ dàng sử dụng, tiết kiệm thời gian và công sức
- Tổng kết doanh thu theo thời gian
- Quản lý công nợ, hàng tồn kho
- Hạn chế tối đa nhất việc thất thoát hàng hóa
- Lưu dữ liệu thông tin khách hàng
- Quản lý thu/chi trong ngày
- Báo cáo kết quả bán hàng
7.2. Xây dựng chương trình marketing, khuyến mãi hấp dẫn
Để kinh doanh thuận lợi và ổn định thì bạn cần có chiến lược thu hút khách hàng. Cửa hàng xe đạp điện muốn chương trình marketing hấp dẫn sẽ cần các điều kiện:
- Phát triển hình thức đặt hàng trực tuyến qua website, fanpage, hotline cửa hàng, Shopee, Lazada, Tiki,...
- Đào tạo nhân viên bán hàng, nhân viên sửa chữa và bảo hành
- Nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, đáp ứng được các khách hàng từ dễ tính đến khách hàng khó tính nhất.
- Luôn có các chương trình ưu đãi, tặng kèm khi mua xe đạp điện
- Tư vấn các loại xe phù hợp với mục đích sử dụng cho khách hàng, đặc biệt là học sinh.
- Chính sách ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên mua tại cửa hàng.
Chương trình marketing hấp dẫn
Dịch vụ bảo hành, giao hàng tận nhà và sửa chữa khi cần thiết, khách hàng chỉ việc ghé cửa hàng hoặc gọi điện thoại đến hotline. Nhân viên cửa hàng sẽ đến xem và sửa nếu trong bán kính 5km. Lên danh sách thông tin khách hàng để chăm sóc khách hàng sau khi mua và quảng cáo các chính sách của cửa hàng. Việc marketing cho khách hàng cũ sẽ tiết kiệm chi phí gấp 5 lần cho khách hàng mới. Đây sẽ là khách hàng tiềm năng của cửa hàng.
Tất nhiên, các sản phẩm cửa hàng của bạn phải chất lượng, đảm bảo an toàn, uy tín.
7.3. Chăm sóc khách hàng chu đáo
Để mở cửa hàng xe đạp điện đắt khách nhất thì ngoài việc am hiểu kiến thức về các loại xe thì việc tư vấn cho khách hàng cũng rất quan trọng. Nhập nguồn xe, phụ tùng chất lượng, uy tín để tạo lòng tin cho khách hàng và kinh doanh lâu dài. Khách hàng có thể mua xe tại bất cứ đâu, nhưng nếu dịch vụ tư vấn, trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng bạn tốt hơn thì họ sẽ đến. Ví dụ như dịch vụ cho chạy thử xe, đổi trả trong vòng 7 ngày,...
Xây dựng thương hiệu cửa hàng là con đường ngắn và tốt nhất để thu hút khách hàng. Do đó hãy bắt đầu chăm sóc khách hàng đến mua tại cửa hàng hoặc khách hàng trực tuyến ngay từ bây giờ và duy trì đến mãi về sau. Nhân viên bán hàng hay nhân viên tư vấn, sửa chữa đều phải có kỹ năng này. Đào tạo nhân viên đồng bộ từ trên xuống dưới sẽ là điểm cộng cho cửa hàng của bạn.
Trên đây là bài viết chia sẻ 7 bí quyết mở cửa hàng xe đạp điện đắt khách nhất. Chủ kinh doanh có ý định mở cửa hàng xe đạp điện có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên sẽ có ích đối với bạn. Chúc các bạn thành công! Nếu còn vấn đề gì không biết, bạn có thể để lại bình luận cho chúng tôi. Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi và chú ý những tin tức mà chúng tôi đăng tải!