TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Ngày Quốc Khánh 2/9: Ý nghĩa lịch sử và tự hào dân tộc

-11/04/2025

Không có trang sách lịch sử nào đủ sức truyền tải hết khí thế của ngày 2/9/1945, nhưng tôi tin rằng, mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được phần nào tinh thần bất khuất ấy nếu hiểu đúng về ý nghĩa của ngày Quốc khánh. Chính từ thời khắc lịch sử ấy, ý chí quật cường và khát vọng tự do đã trở thành dòng chảy xuyên suốt trong tâm hồn mỗi người con đất Việt.

Từ sự kiện long trọng tại Quảng trường Ba Đình đến những hoạt động kỷ niệm sôi nổi khắp cả nước, ngày 2/9 đã và đang trở thành biểu tượng thiêng liêng về lòng yêu nước và khát vọng độc lập. Đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại, suy ngẫm và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Ngày Quốc Khánh 2/9: Ý nghĩa lịch sử và tự hào dân tộc

1. Bối cảnh lịch sử trước ngày 2/9/1945 

Để hiểu rõ vì sao ngày 2/9/1945 trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng, chúng ta cần nhìn lại toàn cảnh Việt Nam thời kỳ trước đó. Đây là một điểm mốc về mặt thời gian và là một kết quả của một chuỗi những biến động lịch sử, phong trào yêu nước và sự chuyển mình đầy bản lĩnh của dân tộc Việt Nam.

Bối cảnh lịch sử trước ngày 2/9/1945
 Bối cảnh lịch sử trước ngày 2/9/1945 

1.1. Ngày Quốc khánh 2/9 là ngày gì?

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu sự ra đời của nhà nước cách mạng đầu tiên do nhân dân làm chủ tại khu vực Đông Nam Á. Từ thời điểm đó, ngày 2/9 được xác lập là Quốc khánh, trở thành ngày lễ trọng đại nhất trong năm của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ ghi dấu một cột mốc chuyển mình về thể chế, sự kiện này còn được coi là minh chứng hùng hồn cho ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên làm chủ vận mệnh của một dân tộc từng trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, cùng gần một thế kỷ sống dưới ách thực dân và phong kiến. Đây là thời khắc lịch sử khơi dậy lòng tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc, để từ đó hun đúc nên bản lĩnh Việt Nam hiện đại.

Ngày Quốc khánh 2/9 là ngày gì?
Ngày Quốc khánh 2/9 là ngày gì?

1.2. Bối cảnh lịch sử trước và sau sự kiện

Trước năm 1945, Việt Nam đang trong tình cảnh vô cùng ngặt nghèo: bị thực dân Pháp thống trị hơn 80 năm, sau đó lại rơi vào tay phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai. Đặc biệt, nạn đói năm 1945 từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 khiến khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói ở miền Bắc, là một trong những thảm họa nhân đạo lớn nhất thời hiện đại ở Việt Nam.

Trong lúc đó, các phong trào đấu tranh yêu nước diễn ra mạnh mẽ từ Bắc chí Nam: Khởi nghĩa Yên Bái (1930), Xô viết Nghệ Tĩnh (1930–1931), phong trào Dân chủ Đông Dương, cho đến sự hình thành của Mặt trận Việt Minh năm 1941. Và Chính Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã dần quy tụ sức mạnh toàn dân, chuẩn bị cho một cuộc cách mạng toàn diện.

Bối cảnh lịch sử trước và sau sự kiện
Bối cảnh lịch sử trước và sau sự kiện

Một ví dụ rõ ràng là Cách mạng tháng Tám năm 1945, chỉ trong vòng 15 ngày, chính quyền cách mạng đã giành thắng lợi trên phạm vi cả nước. Từ đây, nền độc lập không còn là khẩu hiệu mà trở thành hiện thực sống động.

Theo các tài liệu lịch sử, sau khi giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã về tới Hà Nội và ở tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Chiều ngày 26/8/1945, tại đây, Người đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng để bàn về những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước cách mạng, trong đó có việc chuẩn bị ra mắt Chính phủ lâm thời.

1.3. Những diễn biến quan trọng diễn ra trong ngày 2/9/1945

Quốc khánh 2/9 là một mốc son rực rỡ trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cách đây 80 năm, vào mùa thu lịch sử năm 1945, hơn nửa triệu người dân từ khắp nơi đã đổ về Quảng trường Ba Đình để chứng kiến thời khắc thiêng liêng: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

nhung-dien-bien-quan-trong-dien-ra-trong-ngay-2-9-1945.png
Những diễn biến quan trọng diễn ra trong ngày 2/9/1945

Đúng 14 giờ, giữa không khí trang nghiêm, Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo bước ra lễ đài. Bản “Tiến quân ca” vang lên hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao trong sự dõi theo xúc động của hàng vạn ánh mắt. Hàng chục vạn cánh tay giơ cao ngang trán, một nghi lễ thiêng liêng, thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là lời khẳng định quyền tự quyết và là lời tuyên ngôn giá trị của cả một dân tộc. Trong bài phát biểu lịch sử ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn những tư tưởng tiến bộ từ Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp như một cách để khẳng định rằng: quyền tự do, độc lập của Việt Nam là chính đáng, phù hợp với lẽ phải chung của nhân loại tiến bộ.

Tôi từng tổ chức một buổi học ngoại khóa cho học sinh và chọn bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 làm chủ đề thảo luận. Khi đọc đến đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, một học sinh đã hỏi: “Vì sao Bác lại dẫn lời từ chính những quốc gia từng xâm lược nước ta?”. 

Câu hỏi ấy nghe có vẻ đơn giản nhưng lại chạm đến cốt lõi vấn đề. Bởi Người vừa tuyên bố nền độc lập nước nhà vừa khéo léo mượn chính lý tưởng cao đẹp mà phương Tây từng đổ máu để giành được quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc để phản chiếu lại hành vi xâm lược tại Việt Nam. 

Lời dẫn ấy vừa gửi đi một thông điệp pháp lý sắc bén, vừa khẳng định: độc lập của Việt Nam chính là một phần của giá trị phổ quát mà nhân loại văn minh theo đuổi.

2. Ý nghĩa lịch sử và tinh thần dân tộc của ngày 2/9/1945

Sự kiện ngày 2/9/1945 không đơn thuần là một lễ tuyên bố nền độc lập. Đó là một dấu ấn lịch sử mang tầm vóc thời đại, định hình vị thế và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong dòng chảy vận động của thế giới hiện đại. 

Đằng sau tiếng hô vang “Việt Nam độc lập muôn năm” tại Quảng trường Ba Đình năm ấy là khát vọng sống còn của hàng triệu con người đã trải qua hàng thế kỷ kháng chiến và chịu đựng mất mát để giành lại quyền làm chủ đất nước.

Ý nghĩa lịch sử và tinh thần dân tộc của ngày 2/9/1945
Ý nghĩa lịch sử và tinh thần dân tộc của ngày 2/9/1945

2.1. Ý nghĩa chính trị - khẳng định nền độc lập dân tộc

Ngày 2/9/1945 không đơn thuần là đánh dấu sự ra đời của một nhà nước mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà là thời khắc khẳng định chủ quyền dân tộc với thế giới. Trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ còn nhiều tranh cãi về vị trí của Việt Nam sau Thế chiến thứ hai, bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình mang ý nghĩa chính trị to lớn: một lời tuyên bố dứt khoát về quyền tự chủ của dân tộc Việt Nam trước toàn thể quốc dân và bạn bè năm châu.

Điều đáng nói là, bản Tuyên ngôn Độc lập là lời hiệu triệu gửi đến đồng bào trong nước và là lời tuyên bố dõng dạc với cộng đồng quốc tế “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Câu nói ấy vang lên theo âm hưởng của lòng yêu nước và mang theo mang tính chiến lược về ngoại giao và pháp lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo dẫn lại tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp như một đòn phản biện mạnh mẽ, buộc các nước thực dân phải nhìn nhận quyền chính đáng của Việt Nam qua chính những nguyên lý họ từng đấu tranh để giành được.

Ý nghĩa chính trị - khẳng định nền độc lập dân tộc
 Ý nghĩa chính trị - khẳng định nền độc lập dân tộc

Khẳng định quyền tự do – độc lập vừa mang theo tính biểu tượng, vừa là bước đi đầu tiên trong hành trình dựng xây thể chế chính trị độc lập, nơi người dân Việt Nam được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đó là cột mốc đánh dấu một kỷ nguyên mới, chấm dứt gần một thế kỷ bị lệ thuộc và mở ra con đường khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ chính trị thế giới.

2.2. Ý nghĩa văn hóa - xã hội

Không chỉ là một cột mốc chính trị, ngày 2/9 còn mang đậm dấu ấn văn hóa, xã hội. Đây là dịp thiêng liêng để mỗi người dân Việt hướng về cội nguồn, bồi đắp lòng tự hào dân tộc và gìn giữ những giá trị bản sắc qua các thế hệ.

Bản Tuyên ngôn Độc lập, với lối hành văn súc tích, đanh thép, đã trở thành một biểu tượng văn hóa. Những câu chữ trong bản tuyên ngôn ấy đã truyền cảm hứng cho người dân lúc bấy giờ và đến nay những giá trị ấy vẫn còn được giữ nguyên, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Ý nghĩa văn hóa - xã hội
Ý nghĩa văn hóa - xã hội

Hằng năm, những hình ảnh cờ đỏ sao vàng rợp khắp các tuyến phố, những giai điệu hào hùng như “Tiến quân ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, hay “Tự nguyện” lại vang lên. Tôi vẫn nhớ cảm giác lần đầu đứng giữa phố đi bộ Hồ Gươm vào tối Quốc khánh, hàng nghìn người đồng loạt hòa giọng trong ánh pháo hoa, trong lòng bỗng thấy như được chạm vào dòng chảy lịch sử, vào sức mạnh văn hóa mà thế hệ cha ông đã gìn giữ.

2.3. Ý nghĩa đối với thế hệ trẻ

Ngày 2/9 là cơ hội để thế hệ trẻ Việt Nam được tiếp cận lịch sử bằng góc nhìn hiện đại, không đơn giản chỉ học thuộc lòng các sự kiện, mà phải hiểu sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ nền độc lập hôm nay.

Nhiều trường học đã đưa hoạt động “đọc Tuyên ngôn Độc lập” vào buổi chào cờ đầu tháng 9, hoặc tổ chức tọa đàm, thi hùng biện về lịch sử Cách mạng Tháng Tám. Điều này đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc tạo không gian để các bạn trẻ hình thành tư duy lịch sử gắn với thực tiễn. Một học sinh lớp 12 từng chia sẻ trong chương trình "Tự hào Việt Nam" rằng, việc hiểu rõ ngày Quốc khánh giúp em thấy mình trưởng thành hơn, bởi "độc lập hôm nay là thành quả của máu xương, không phải điều sẵn có".

Ý nghĩa đối với thế hệ trẻ
Ý nghĩa đối với thế hệ trẻ

3. Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9

Ngày Quốc khánh 2/9 không chỉ là một mốc lịch sử thiêng liêng, mà còn là dịp cả nước hòa chung không khí tưng bừng kỷ niệm. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, hàng loạt hoạt động văn hóa – chính trị – xã hội được tổ chức, phản ánh rõ nét tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

3.1. Lễ kỷ niệm cấp quốc gia và nghi lễ trọng thể

Hằng năm, các hoạt động chính thức như lễ dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ mít-tinh và trao Huân – Huy chương được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM. Theo như Báo Quân Đội Nhân Dân thì trong các năm đặc biệt như dịp 80 năm Quốc khánh sắp tới (năm 2025), Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch tổ chức duyệt binh, diễu hành quy mô lớn nhằm tôn vinh lực lượng vũ trang và nhắc nhớ quá trình gìn giữ nền độc lập suốt nhiều thập kỷ.

le-ki-niem-cap-quoc-gia-va-nghi-le-trong-the.png
Lễ kỷ niệm cấp quốc gia và nghi lễ trọng thể

Trên các tuyến phố trung tâm, quốc kỳ và băng rôn được trang hoàng rực rỡ. Những nghi thức trang nghiêm như chào cờ, phát biểu ôn lại lịch sử, tuyên dương cá nhân, tập thể tiêu biểu... cũng diễn ra trang trọng ở nhiều tỉnh, thành phố.

3.2. Sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng địa phương

Tại nhiều địa phương, các trường học, phường xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên đều tổ chức những chương trình như:

  • Hội diễn văn nghệ, trình diễn áo dài truyền thống, tái hiện hình ảnh lịch sử
  • Triển lãm ảnh, chiếu phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Tháng Tám
  • Ngày hội thể thao, văn hóa cộng đồng: thi đấu bóng đá, kéo co, hội chợ quê…
Sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng địa phương
Sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng địa phương

Theo ghi nhận từ các bản tin địa phương tại Cà Mau, Phú Thọ, Nghệ An thì tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động Quốc khánh tăng đáng kể so với các năm trước, điều đó đã cho thấy tinh thần yêu nước luôn được gìn giữ, lan tỏa sâu rộng của người con Việt Nam. 

3.3. Các hoạt động truyền thông – giáo dục hiện đại

Trong kỷ nguyên số, tinh thần 2/9 được truyền tải mạnh mẽ qua các nền tảng như YouTube, TikTok, Facebook. Các video tái hiện lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập, phỏng vấn người dân về cảm xúc ngày Quốc khánh, hay chiến dịch hashtag #ToiYeuVietNam lan tỏa mạnh mẽ tinh thần dân tộc đến giới trẻ.

Không ít trường học còn ứng dụng thực tế ảo (VR) để học sinh "trực tiếp" tham quan Lăng Bác hay "dự" lễ duyệt binh ảo, một cách làm sáng tạo giúp lịch sử trở nên sống động, dễ tiếp cận hơn với thế hệ genZ.

Các hoạt động truyền thông – giáo dục hiện đại
Các hoạt động truyền thông – giáo dục hiện đại

Dù là nghi lễ cấp quốc gia hay hoạt động cộng đồng, dù ở thành thị hay là nông thôn, mỗi sự kiện đều góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm với đất nước. Ngày Quốc khánh không khép lại sau một bản nhạc hay một lễ hội, mà lan tỏa qua từng hành động thiết thực trong đời sống thường nhật.

4. Ngày Quốc khánh 2/9/1945 trong tâm trí người Việt

Ngày Quốc khánh là một mốc lịch sử khẳng định nền độc lập dân tộc, và là một biểu tượng thiêng liêng trong tâm thức của hàng triệu người Việt trên khắp mọi miền đất nước. Từ ký ức của thế hệ đi trước đến cách tiếp cận hiện đại của thế hệ trẻ, ngày 2/9 luôn hiện hữu như một lời nhắc nhở về lòng yêu nước, sự hy sinh và khát vọng vươn lên của cả một dân tộc.

Ngày Quốc khánh 2/9/1945 trong tâm trí người Việt
Ngày Quốc khánh 2/9/1945 trong tâm trí người Việt

4.1. Các hoạt động cấp quốc gia

Mỗi dịp Quốc khánh, hình ảnh lễ dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình hay lễ duyệt binh vào các năm trọng đại đều khắc sâu trong tâm trí người dân Việt Nam như một biểu tượng về lòng tôn kính với thế hệ khai quốc công thần. Nhiều người chia sẻ rằng, khoảnh khắc lặng người khi chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa tiếng nhạc "Tiến quân ca" là một trải nghiệm chạm đến cảm xúc sâu nhất về niềm tự hào dân tộc.

Tham dự lễ chào cờ sáng 2/9 tại Quảng trường Ba Đình, và cảm giác ấy vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức. Giữa biển người im lặng, mọi ánh mắt hướng về cột cờ lịch sử, tôi cảm nhận được sự kết nối vô hình nhưng mạnh mẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

4.2. Hoạt động địa phương và cộng đồng

Ở nhiều tỉnh thành, ngày 2/9 là dịp để gia đình đoàn tụ, cộng đồng gắn kết. Từ những buổi văn nghệ truyền thống, hội trại thiếu nhi cho tới các lễ rước đuốc, giải chạy phong trào, người dân tham gia không chỉ để kỷ niệm mà còn để truyền lửa yêu nước cho thế hệ kế cận. Một báo cáo từ Cổng thông tin Cà Mau (2023) cho biết, trong lễ kỷ niệm 2/9 tại địa phương, số lượng đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước – một minh chứng rõ rệt cho sức sống của tinh thần Quốc khánh trong cộng đồng.

Hoạt động địa phương và cộng đồng
Hoạt động địa phương và cộng đồng

Nhiều trường học cũng tổ chức cho học sinh đọc lại Tuyên ngôn Độc lập trong lễ chào cờ đầu tháng 9, một hoạt động tuy giản dị nhưng có chiều sâu. Khi một học sinh lớp 9 phát biểu rằng: “Em thấy tự hào khi biết lịch sử dân tộc không bắt đầu bằng chiến tranh, mà bằng khát vọng sống tự do”, tôi hiểu rằng, Quốc khánh không còn là ký ức quá khứ mà là nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho tương lai.

4.3. Ứng dụng vào giáo dục và truyền thông hiện đại

Với sự phát triển của mạng xã hội và truyền thông số, tinh thần ngày 2/9 càng được thể hiện sống động và đa chiều. Các chiến dịch truyền thông của báo chí, truyền hình, YouTube, TikTok… đều tập trung lan tỏa giá trị lịch sử bằng những cách tiếp cận gần gũi, sáng tạo. Những video tái hiện lễ tuyên bố độc lập, bản đồ 3D về Quảng trường Ba Đình, hay các clip phân tích nội dung bản Tuyên ngôn theo cách dễ hiểu, đang góp phần giúp thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử vừa là thông tin, vừa là cảm xúc và trách nhiệm công dân.

Đặc biệt, theo báo cáo phân tích từ Bộ Thông tin & Truyền thông năm 2023, các nội dung có từ khóa “Tuyên ngôn Độc lập” và “Quốc khánh Việt Nam” đạt mức tăng trưởng 48% lượt tìm kiếm trong tuần đầu tháng 9, một chỉ số tích cực cho thấy sự quan tâm của cộng đồng, nhất là giới trẻ, đối với lịch sử dân tộc.

Không ai có thể phủ nhận vai trò lịch sử của ngày 2/9, nhưng càng quý giá hơn khi sự kiện ấy không ngủ yên trong sách vở, mà sống động trong từng lời hát, nghi thức và hành động mỗi năm. Với người Việt, Quốc khánh không đơn thuần là kỳ nghỉ lễ, đó là dịp lắng lại để chiêm nghiệm về hành trình đi tìm tự do, và thắp lên niềm tin về tương lai đất nước.

ung-dung-vao-giao-duc-va-truyen-thong-hien-dai.png
Ứng dụng vào giáo dục và truyền thông hiện đại

Mỗi dịp Quốc khánh 2/9 sẽ là một cơ hội để tri ân lịch sử mà còn là thời điểm để mỗi người Việt nhìn lại vai trò của mình trong hành trình gìn giữ và phát triển đất nước, để chúng ta có thể nhớ mãi được rằng “Họ cầm súng để ta cầm bút, họ đi trong bóng tối để chúng ta được ngắm ánh bình minh". Ý nghĩa của ngày này không nằm ở những nghi thức bề nổi, mà ở chính sự tự hào và tinh thần trách nhiệm lan tỏa trong từng hành động nhỏ của chúng ta hôm nay.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm