Hiện nay, kinh doanh cá cảnh đang là một lựa chọn tương đối tiềm năng dành cho những người có đam mê kinh doanh. Vậy có nên kinh doanh cá cảnh không? Các bước để kinh doanh cá cảnh như thế nào? Kinh doanh cá cảnh cần trang bị cho bản thân những kiến thức, kinh nghiệm gì? Hãy cùng Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội dung chính [hide]
1. Có nên kinh doanh cá cảnh không?
2. Các bước kinh doanh cá cảnh
2.1. Trang bị kiến thức về cá cảnh
2.3. Nắm bắt xu thế thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
2.4.1. Nhập trực tiếp từ các trại cá cảnh
2.4.2. Nhập hàng tại các chợ cá cảnh
2.4.3. Nhập hàng từ các đại lý sỉ cá cảnh lớn
2.5 Lựa chọn địa điểm kinh doanh
2.6. Trang trí cửa hành phù hợp
3. Kinh nghiệm khi kinh doanh cá cảnh
3.1. Kinh doanh phụ kiện đi kèm
3.2. Kết hợp kinh doanh online
3.3. Chú trọng hoạt động marketing
1. Có nên kinh doanh cá cảnh không?
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà của mình cũng ngày càng trở nên phổ biến.Bên cạnh những sản phẩm trang trí quen thuộc như: hoa, cây cảnh, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn một bể cá cảnh mini để làm điểm nhấn cho tổ ấm của mình. Bên cạnh đó, nhờ vào công nghệ hiện đại, nhiều loại cá với màu sắc độc đáo được lai tạo khiến cho việc nuôi và sưu tầm cá cảnh trở nên ngày càng thu hút. Có thể nói, thị trường kinh doanh cá cảnh đang ngày càng trở nên “màu mỡ” và tiềm năng với lợi thế là vốn bỏ ra không quá lớn mà lại thu về lãi cao.
Kinh doanh cá cảnh- lĩnh vực đầy tiềm năng của tương lai
2. Các bước kinh doanh cá cảnh:
2.1. Trang bị kiến thức về cá cảnh:
Trước khi mở một cửa hàng cá cảnh, bạn cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loài động vật này như: những giống cá phổ biến, cách phân biệt các loại cá, đặc tính nổi bật của từng loại. Điều này không chỉ đảm bảo bạn có thể lựa chọn và nhập về những lứa cá tốt, đảm bảo chất lượng mà còn tạo ra sự tin tưởng khi tư vấn cho khách hàng.
2.2. Biết cách chăm sóc cá:
Cá cảnh là loài động vật dễ chịu tác động từ môi trường. Vì thế, chăm sóc cá cảnh đòi hỏi sự cầu kỳ và tìm hiểu kỹ lưỡng từ người bán. Bên cạnh việc dành thời gian ddeer nghiên cứu các phương pháp chăm sóc cá cảnh tốt nhất, chủ cửa hàng cũng phải đảm bảo được các yếu tố môi trường phù hợp với cá cảnh, bao gồm:
- Nguồn nước: Nuôi cá cảnh chuyên nghiệp không thể sử dụng nước máy thông thường. Nước dùng để nuôi cá phải được khử clo và phơi dưới ánh nắng mặt trời 8-10 tiếng để clo bốc hơi. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống này khá tốn thời gian, vì vậy, các hộ kinh doanh cá cảnh hiện nay thường lựa chọn sử dụng dung dịch khử clo chuyên dụng dùng cho hồ cá để gia tăng hiệu quả. Nếu sử dụng nước giếng để nuôi cá cảnh, người bán phải đặc biệt chú ý đến việc kiểm tra nồng độ PH. Nước có nồng độ PH quá cao hoặc đã bị nhiễm phèn, nhiễm mặn sẽ gây chết cá. Trong trường hợp nồng độ PH trong nước quá cao, người bán nên sử dụng máy sủi hoặc than hoạt tính để làm giảm nồng độ PH.
- Nhiệt độ: Cá cảnh rất nhạy cảm với nhiệt độ, cá không thể sống trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng nhất để đảm bảo chất lượng của các là từ 25-28 độ. Chính vì vậy, người bán phải chú ý kiểm tra nhiệt độ nước thường xuyên. Nếu thời tiết quá lạnh, người kinh doanh cá cảnh phải đầu tư các thiết bị sưởi cho bể cá để đảm bảo sức khỏe cho cá.
- Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cá. Sức khỏe của cá sẽ giảm sút, dễ bị bệnh hơn nếu sống trong môi trường thiếu sáng. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh cũng có thể gây chết cá. Vì thế, người kinh doanh cá cảnh cần chú ý đặt bể cá tại nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Oxy: Để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh, người kinh doanh nên đầu tư trang bị máy sục khí tạo oxy cho các bể cá.
Máy sục oxy bể cá- thiết bị không thể thiếu
2.3. Nắm bắt xu thế thị trường và xác định khách hàng mục tiêu:
Trên thị trường hiện nay, có tới hàng trăm loại cá cảnh khác nhau. Cũng giống như khi kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào khác, nhu cầu, thị hiếu về cá cảnh của khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Vì thế, người bán cũng phải liên tục cập nhật xu thế, các loại cá “hot”, được nhiều người ưa chuộng thông qua báo chí, mạng xã hội và đặc biệt là những cộng đồng chơi cá.
Hiện nay, khách hàng mua cá cảnh chủ yếu để phục vụ cho hai nhu cầu: theo phong trào hoặc theo phong thủy.
Đối với những khách mua cá theo phong trào, bạn nên cung cấp các giống cá có màu sắc độc, lạ nhưng không quá khó chăm sóc. Còn đối với những khách hàng mua cá để phục vụ cho yêu cầu phong thủy, hãy tìm đến những loại cá nổi tiếng mang lại may mắn và tài lộc.
Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu mà mình sẽ phục vụ. Điều này vô cùng quan trọng, giúp việc kinh doanh của bạn đi đúng hướng và đảm bảo chất lượng phục vụ, cung cấp đúng những loại cá mà khách hàng đang tìm kiếm. Nếu hướng tới phục vụ đối tượng khách hàng thượng lưu,có đam mê chơi cá, hãy nhập về những giống các quý như: cá Koi, cá Rồng. Ngược lại, cá vàng, cá cờ là lựa chọn hợp lý nếu bạn chỉ hướng tới các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, bình dân.
Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và các loại cá nhập về còn phụ thuộc vào lượng vốn và quy mô kinh doanh bởi có những loại cá chỉ có giá vài ngàn đồng 1 con nhưng lại có những giống cá mà bạn phải bỏ ra vài trăm, thậm chí là vài triệu đồng để nhập về.
2.4. Tìm nguồn hàng:
Việc tìm được nguồn cung cấp cá chất lượng là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh cá cảnh vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng đối với khách hàng. Hiện nay, có rất đa dạng các nguồn cung cấp cá cảnh giá sỉ để bạn tha hồ lựa chọn.
2.4.1. Nhập trực tiếp từ các trại cá cảnh:
Đầu tiên, bạn có thể đến trực tiếp các trại cá cảnh quy mô lớn để nhập hàng với giá gốc. Tuy nhiên, mỗi trại cá cảnh thường chỉ chuyên về một vài giống cá, vì vậy đây không phải là phương pháp tiện lợi tối ưu đối với các cơ sở muốn kinh doanh đa dạng các loại cá cảnh khác nhau. Hiện nay, quanh các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM có rất nhiều trại cá cảnh quy mô lớn cho bạn tha hồ lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số cơ sở sau đây:
- Trại Cá Cảnh Đỗ Quang Hùng
Sản phẩm : Cá Chép Nhật
Quy mô: 20.000 m2
Địa chỉ: B8/199A ấp 2, Xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Trại Cá Cảnh Lê Đình Thịnh
Sản Phẩm: Cá chép nhật, cá bảy màu, cá buồm , cá hỏa tiễn, cá chuột thái lan, cá trân châu, cá bình tích
Quy mô: 40.000 m2
Địa chỉ: ấp 1, Xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Trại Cá Cảnh Đức Trí
Sản Phẩm: Cá Chép Nhật, cá Chép Nam Dương
Quy mô: 20.000 m2
Địa chỉ: A2/57 Xã Bình Lợi, Bình Chánh, TP.HCM
- Cường Cá Cảnh Vina Fish Farm
Sản Phẩm: Cá Chép Nhật, Bình tích, Neon, Ông Tiên
Quy Mô: 12.000 m2
Địa chỉ: A6/174, Xã Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM
2.4.2. Nhập hàng tại các chợ cá cảnh:
Hiện nay, có rất nhiều chợ cá cảnh lớn với hàng chục gian hàng lớn, bày bán đa dạng các loại cá khác nhau cho các chủ cửa hàng lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số lựa chọn sau đây:
- Làng Yên Phụ- chợ cá cảnh Hà Nội xưa: Yên Phụ- một ngôi làng cổ nằm ven Hồ Tây rất nổi tiếng với nghề trồng hoa, làm hương và cả nuôi cá cảnh. Chợ cá Yên Phụ rất thu hút khách nhờ vào địa điểm thuận lợi, ngay gần trung tâm Hà Nội.Không chỉ giới hạn ở các loại cá truyền thống, ngày nay ở chợ cá Yên Phụ còn bày bán các loại cá lai, cá ngoại nhập như: cá Koi, cá La Hán,..
- Chợ cá cảnh làng Vạn Phúc- Hà Đông: Bước chân vào một con ngõ nhỏ của làng Vạn Phúc, bạn sẽ có cảm giác như vừa lạc vào một thế giới thủy cung nơi có rất nhiều giống cá khác nhau được bày bán từ cá Anh Vũ, cá Koi tới cá chọi,cá ông tiên,.. Cá bày bán ở chợ cá Vạn Phúc được tuyển chọn từ các trang trại cá uy tín trong và cả ngoài nước.
2.4.3. Nhập hàng từ các đại lý sỉ cá cảnh lớn:
Nếu không có điều kiện đến nhập hàng trực tiếp tại các trang trại, chợ cá lớn, các chủ kinh doanh có thể tìm kiếm các nguồn buôn cá cảnh chuyên nghiệp với hàng chục loại cá đa dạng. Các chủ kinh doanh có thể tìm kiếm các đơn vị kinh doanh sỉ cá qua các diễn đàn, cộng đồng yêu cá lớn.
2.5 Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp:
Cũng giống như bất cứ hình thức kinh doanh nào khác, địa điểm mở cửa hàng cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và doanh thu của việc kinh doanh cá cảnh.
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tài chính, số tiền bạn có thể bỏ ra cho việc thuê mặt bằng. Tuy nhiên, nhìn chung, cửa hàng cá cảnh nên được mở ở những khu vực đông đúc dân cư, trên các tuyến phố chính nhiều người qua lại, giao thông thuận lợi. Kinh nghiệm cho thấy kinh doanh cá cảnh ở khu vực thành thị thường dễ dàng và đem lại lợi nhuận cao hơn ở khu vực nông thôn. Nếu có thể, bạn nên lựa chọn địa điểm ở góc phố, có mặt tiền và vỉa hè, chỗ để xe, tạo thuận lợi tối đa cho khách đến mua hàng. Tuy nhiên, những mặt bằng lý tưởng như vậy thường có giá thuê khá “chát” lên tới vài chục triệu đồng/ tháng và không phù hợp với những cửa hàng kinh doanh cá cảnh quy mô nhỏ. Trong trường hợp bạn còn hạn chế về mặt vốn và chỉ kinh doanh các sản phẩm cá bình dân, bạn có thể lựa chọn thuê một kiot tại các khu chợ dân sinh đông đúc người qua lại để mở cửa hàng cá cảnh.
2.6. Trang trí cửa hàng:
ang trí cửa hàng:Về thiết kế: Dù là địa điểm đi thuê hay có sẵn, bạn cũng nên sửa sang lại 1 chút cho phù hợp với mục đích kinh doanh. Thiết kế cửa hàng kinh doanh cá cảnh không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ. Các bể cá nên được bố trí men theo chu vi của phòng. Cửa hàng cá cảnh nên được sơn theo các tone màu trung tính như xanh da trời, trăng để tạo cảm giác thư thái cho khách hàng. Ngoài ra, cửa hàng nên được trang trí bằng những bức tranh, họa tiết, phụ kiện liên quan đến các loài cá cảnh, khiến khách hàng có cảm giác như đang lạc vào thế giới thủy cung.
Về trang, thiết bị: Để vận hành một cửa hàng kinh doanh cá cảnh, bạn cần có những trang, thiết bị cơ bản như sau:
- Bể cá ( nên đầu tư bể kính để khách hàng có thể dễ dàng quan sát các loại cá được bày bán)
- Kệ gỗ/sắt để trưng bày các sản phẩm đồ ăn cho cá, phụ kiện bán kèm.
- Hệ thống xử lý nước, lọc, sục oxy
- Cây thủy sinh, vợt bắt cá
- Các phụ kiện trang trí bể cá
- Bình cứu hỏa
- Máy tính tiền: Tuy không bắt buộc nhưng việc trang bị máy tính tiền sẽ giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh chóng, chính xác và tiện lợi hơn rất nhiều.
Về bảng hiệu: Bảng hiệu được xem như là bộ mặt của bất cứ cửa hàng kinh doanh nào, là điều đầu tiên đập vào mắt và thu hút khách đến mua hàng. Để có thể thiết kế được một bảng hiệu ấn tượng, trước tiên, người kinh doanh cá cảnh cần chú ý đến tên cũng như logo của cửa hàng. Biển hiệu của hàng cá cảnh không cần quá nổi bật nhưng cần chọn được một màu sắc chủ đạo ấn tượng, dễ nhìn để kích thích thị giác của khách hàng. Nếu có điều kiện, bạn có thể chọn làm bảng hiệu điện tử để dễ dàng thu hút người qua đường hơn.
3. Kinh nghiệm khi kinh doanh cá cảnh:
3.1. Kinh doanh phụ kiện đi kèm:
Phần lớn những người chơi cá cảnh đều có nhu cầu trang trí bể cá sao cho thật bắt mắt, có cá tính riêng. Vì thế, luôn có nhu cầu rất cao cho các sản phẩm đồ trang trí bể cá cảnh như sỏi, san hô,.. tiềm năng đem lại lợi nhuận không hề nhỏ cho chủ cửa hàng. Ngoài ra, việc kinh doanh thêm các mặt hàng đồ trang trí bể, đồ ăn cho cá cũng tạo sự thuận lợi cho khách hàng và giúp giữ chân các khách.
San hô và thủy sinh- 2 phụ kiện trang trí bể cá phổ biến
3.2. Kết hợp kinh doanh online:
Mua sắm online đang trở thành 1 xu thế mà ngành kinh doanh cá cảnh cũng không thể đứng ngoài cuộc. Để tăng doanh số bán hàng và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn, bạn nên kết hợp thêm kinh doanh cá online qua các nền tảng thương mại điện tử hoặc các chuỗi cửa hàng lớn có thể tự thành lập website bán hàng riêng của mình. Ngoài ra, hiện nay, nhiều chủ cửa hàng còn lựa chọn bán cá online qua các trang mạng xã hội lớn như Facebook. Một bí kíp để bán được nhiều hàng hơn qua mạng xã hội đó chính là tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các diễn đàn, group tập hợp những người chơi cá cảnh.
3.3. Chú trọng hoạt động marketing:
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ cá cảnh, các hoạt động marketing là vô cùng cần thiết. Bạn nên có các hoạt động giảm giá, tặng quà, tặng phiếu giảm giá trong ngày khai trương để thu hút khách tiềm năng.Bạn cũng nên cung cấp dịch vụ hậu mãi, ưu đãi dành riêng cho khách hàng lâu năm nhằm giữ chân khách.Bên cạnh các hoạt động quảng cáo truyền thống, bạn nên kết hợp chạy quảng cáo cho cửa hàng cá cảnh của mình thông qua mạng xã hội vì hiện nay, rất nhiều người chơi cá đang tìm kiếm cơ sở kinh doanh cá cảnh uy tín qua các nền tảng này.
3.4 Tìm hiểu các kiến thức về phong thủy:
Hiện nay, rất nhiều người chơi cá cảnh với mục đích tạo phong thủy đẹp. Vì thế, bên cạnh kiến thức về các loại cá, người kinh doanh cá cảnh cũng nên tự trang bị thêm cho mình những kiến thức về phong thủy để có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn những giống cá đem lại may mắn hay các loại bể, đồ trang trí bể phù hợp với phong thủy. Điều này không chỉ giúp cửa hàng bán được nhiều hàng hơn mà còn tạo được niềm tin, uy tín cũng như mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
3.5. Tham gia vào các hội yêu cá cảnh:
Chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh phải là người “sành sỏi” về lĩnh vực này. Vì thế, việc tham gia vào các cộng đồng yêu cá cảnh chính là cách nhanh nhất để nắm bắt được các loại cá đang “hot”, những xu thế về phong thủy học,.. Ngoài ra, đây cũng chính là cơ hội để tiếp cận và bán hàng cho những khách hàng tiềm năng nhất.
3.6. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng:
Phần mềm quản lý cửa hàng sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn nhờ những tính năng vượt trội sau đây:
- Quản lý toàn bộ giao dịch từ xa
- Kiểm kê kho thông qua mã vạch, nắm rõ số lượng hàng nhập xuất và tồn kho
- Cảnh báo các sản phẩm sát hạn sử dụng để có kế hoạch thanh lý, đẩy bán và nhập hàng mới.
- Thống kê chi tiết về dữ liệu doanh thu hàng ngày.
Hy vọng những kiến thức trên được cung cấp bởi Nhanh.vn sẽ giúp ích trong quá trình kinh doanh của bạn.
Chúc bạn thành công!