TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp

12/08/2024

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, các nước đang dần thực hiện chính sách mở cửa kinh doanh, đối ngoại, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang thực hiện chính sách này nhằm tạo dựng quan hệ thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cho thấy số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tăng lên nhanh chóng qua các năm.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất nhằm phòng, chống thất thu thuế, thẩm lậu hàng hóa tạm nhập tái xuất vào thị trường trong nước, góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và phát triển kinh tế đa phương. 

Trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về kinh doanh hàng nhập, tái xuất cho doanh nghiệp hiện nay. 

1. Khái niệm về hàng hóa tạm nhập tái xuất và phân loại

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (Temporary Import and Re-export Cargo): Là một tập quán thương mại được sử dụng trong thương mại quốc tế, đây là một thức kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu. 

Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất khẩu sang một nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được gia công, chế biến tại nơi tái xuất.

Kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất không được tiêu thụ trong nước

Đặc điểm chung của hàng hóa tạm nhập tái xuất gồm:

- Hàng hóa chưa qua gia công, chế biến;

- Mục đích của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn ban đầu;

- Giao dịch có sự tham gia của ba bên;

- Hàng hóa thường là những mặt hàng có cung cầu lớn và biến động thường xuyên;

- Hàng hóa tạm nhập tái xuất thường được hưởng ưu đãi về thuế quan.

Các hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, thực phẩm đông lạnh, hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. 

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa gồm hai loại:

- Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp Việt Nam ký với đối tác nước ngoài.

- Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác: tạm nhập, tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, thi công, thực hiện dự án đầu tư; tạm nhập, tái xuất linh kiện, phụ tùng để phục vụ thay thế, sửa chữa tầu bay, tầu biển nước ngoài nhưng không có hợp đồng; tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm; tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa theo hình thức quay vòng; tạm nhập tái xuất hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế; tạm nhập, tái xuất máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp có thời hạn.

2. Đặc điểm của hàng hóa tạm nhập, tái xuất

- Thời gian hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập.

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cách thức thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất. 

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa phải có giấy phép của Bộ Công Thương khi tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Nhanh.vn - Quản lý tập trung - tiện lợi - hiệu quả

Tìm hiểu thêm

3. Vai trò của kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất đối với nền kinh tế hiện nay.

- Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất đã biết tận dụng vị trí địa lý, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả, quan hệ bạn hàng ngoài nước đồng thời phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn để tạm nhập khẩu hàng hóa trong nước không có hoặc chưa cần để tái xuất khẩu sang nước khác có nhu cầu để được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá, sau khi tính đủ chi phí. 

Kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp

Kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất cần phải biết tận dụng địa lý, thông tin thị trường, kinh tế

- Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế khi thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất mà các doanh nghiệp thu được. Hoạt động tạm nhập, tái xuất còn thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, cảng, vận tải đường thủy, hàng không, đường bộ, bảo hiểm... thu được phí và tạo thêm việc làm.

- Hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế, nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ đó, khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. 

Như vậy, kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất là một hình thức kinh doanh khá mới mẻ, có nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì thế, để kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập, tái xuất nói riêng hay hàng hóa nói chung thì doanh nghiệp đều cần có một phương thức quản lý bán hàng tối ưu. Hiện nay, Nhanh.vn đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng trên Facebook, bán hàng trên các trang thương mại điện tử,...

Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm