Hiện nay, và đặc biệt trong thời gian gần đây, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam không ngừng lớn mạnh phát triển và được quan tâm rộng rãi trong đời sống kinh tế. Đây được coi là xu hướng tất yếu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, trước làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự ra đời của các công ty cổ phần.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính các kiểm toán viên sẽ kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính phục vụ cho nhiều đối tượng như đơn vị được kiểm toán, nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng.
Trong số các khoản mục trên báo cáo tài chính, khoản mục nợ phải thu khách hàng là khoản mục nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người sự dụng báo cáo tài chính. Bởi lẽ đây là khoản mục phản ánh hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính của một doanh nghiệp.Cũng chính vì vậy, các kiểm toán viên thường rất thận trọng khi kiểm toán khoản mục này với mục tiêu cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính một cái nhìn chính xác đối với hoạt động của một doanh nghiệp.
Trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về kiểm toán nợ phải thu khách hàng.
Nội dung chính [hide]
1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính và quy trình thực hiện
Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị. Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính có thể phục vụ cho đơn vị, nhà nước và bên thứ ba như: các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng…để họ đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Khi kiểm toán báo cáo tài chính thì chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng để làm thước đo vì báo cáo tài chính bắt buộc phải được phải lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Kế toán báo cáo tài chính đang ngày càng phát triển tỏng tất cả doanh nghiệp
Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
- Chuẩn bị kiểm toán
+ Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
* Tiếp cận khách hàng
* Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
* Hợp đồng kiểm toán
* Tìm hiểu về khách hàng
+ Tìm hiểu về khách hàng
+ Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
+ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng
+ Xây dụng kế hoạch và chương trình kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
+ Thực hiện thực nghiệm kiểm soát
+ Thực hiện thủ tục phân tích
+ Thực hiện thủ tục chi tiết
- Kết thúc kiểm toán
2. Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng
- Nội dung
Doanh thu và nợ phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vìđều được phát sinh từ chu trình bán hàng.
Trên bảng Cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng được ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó phần nợ phải thu khách hàng trừ đi phần dự phòng chính là nợ phải thu thuần.
Nợ phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán
- Đặc điểm
+ Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán, vì có mối liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh của đơn vị và việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào sự ước tính của Ban giám đốc nên rất khó kiểm tra.
+ Người sử dụng BCTC thường có dựa vào mối liên hệ giữa tài sản và côngnợ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó luôn có khả năng đơn vị ghi tăng các khoản nợ phải thu khách hàng so với thực tế nhằm làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Hầu hết các khoản tiền thu được của doanh nghiệp đều có liên quan đến các khoản phải thu khách hàng, do đó gian lận rất dễ phát sinh từ các khoản này.
3. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng
- Sự tồn tại: Các khoản phải thu được ghi nhận vào ngày lập báo cáo
- Sự đầy đủ: Các khoản phải thu đều được ghi nhận một cách đầy đủ
- Quyền sở hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng vào cuối kỳ kế toán là thuộc quyền sở hữu của đơn vị
- Sự đánh giá: Các khoản dự phòng được tính toán và ghi nhận hợp lý
- Sự ghi chép chính xác: Các khoản nợ phải thu được ghi chép chính xác
- Sự trình bày và khai báo: Các khoản phải thu được trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ
Xem thêm: Những điều cần biết về nghiệp vụ kế toán kho và chứng từ sổ sách
4. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính
- Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát củakhách hàng thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, các kiểm toán viên sẽ phác thảo sơ bộ về khối lượng và độ phức tạp của công việc, thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với từng kháchhàng. Để tìm hiểu về hệ thống nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên thườngdùng bảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm toán có được thiết kế hay khôngvà có được thực hiện hay không. Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “có”hay “không”. Các câu trả lời “có” cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu,câu trả lời “không” sẽ cho thấy yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Từ những hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nhằm thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải tiến hành. Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soátnội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu.
Việc đánh giá này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Đánh giá chính xác và chi tiết nợ phải thu khách hàng
+ Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Các thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích thu thập bằng chứng liên quan đến ba khía cạnh: sự tồn tại, sự hữu hiệu, sự liên tục của hệ thống kiểm soát.
- Thực hiện thử nghiệm cơ bản
+ Tính số vòng quay nợ phải thu
+ So sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ
+ So sánh tuổi nợ của khách hàng
+ Tính tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi
+ Lập bảng phân tích các khoản phải thu theo khách hàng
+ Gửi thư xác nhận công nợ đến khách hàng
+ Kiểm tra việc lập dự phòng khó đòi
+ Đánh giá về sự trình bày và khai báo các khoản nợ phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính
Như vậy, trên đây là những điều cần biết về kiểm toán nợ phải thu khách hàng mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải nắm rõ. Bên cạnh việc kế toán kiểm toán thì công việc quản lý bán hàng cũng vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Nhanh.vn hiện đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh vô cùng tiện lợi và nhanh chóng - Nhanh.POS, ngoài ra còn có dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO, cổng vận chuyển, thu hộ,...
Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn luôn thành công!