TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

8 bước chuẩn bị mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi thuận lợi

29/06/2022

Thức ăn chăn nuôi là mặt hàng có lẽ không nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp kinh doanh. Nhưng thực tế, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm này vẫn khá cao. Bài viết này sẽ chia sẻ 8 bước mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi thuận lợi nhất cho người mới bắt đầu.

image

1. Nghiên cứu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng về thức ăn chăn nuôi

Thực tế, đã có không ít trường hợp kinh doanh thất bại do không nắm rõ được đặc điểm của thị trường cũng như nhu cầu, hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Do vậy, dù trong bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào, trước khi bắt tay vào làm, việc đầu tiên và quan trọng nhất luôn là nghiên cứu thật kỹ thị trường, ngoài đánh giá được nhu cầu, sức mua của tập khách hàng mục tiêu, bạn còn cần phải nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của một vài đối thủ cạnh tranh chính, từ đó biết được mình cần làm gì để khác biệt với đối thủ và có thể thu hút được khách hàng.

Điều bạn cần làm lúc này là tìm câu trả lời cho một số vấn đề sau đây:

Bạn đang muốn hướng đến đối tượng khách hàng nào? Là những trang trại chăn nuôi quy mô lớn hay những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ? Hãy thử tưởng tượng đối tượng đó như một người có thật và mô tả một cách chi tiết nhất có thể về họ để có cái nhìn cụ thể về khách hàng mục tiêu của cửa hàng chăn nuôi của bạn nhé.

Thương hiệu nào đang được ưa chuộng nhất? Nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm này như thế nào? Mua số lượng nhiều hay ít? Tần suất mua cao hay thấp? Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ có thể xác định tương đối về thương hiệu thức ăn chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương mà bạn sẽ kinh doanh và ước lượng được số lượng hàng nhập vào như thế nào là hợp lý.

Địa điểm bạn dự định mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi có gần trang trại lớn nào không hay quanh đó có nhiều hộ chăn nuôi không? Ở đó đã có cửa hàng thức ăn chăn nuôi nào chưa? Tình trạng kinh doanh thế nào? Hãy khảo sát thật kỹ đối thủ cạnh tranh để biết mình nên tạo điểm khác biệt như thế nào để khách hàng lựa chọn cửa hàng của bạn thay vì một cửa hàng có từ trước đó.

Khi đã giải đáp được hết các vấn đề trên thì bạn cũng đã có cho mình cơ sở để tiến hành định giá sản phẩm và lập kế hoạch kinh doanh phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh khi mới gia nhập thị trường thức ăn chăn nuôi rồi đó.

20240111_AmSdIXSC.jpg

Nghiên cứu thị trường về nhu cầu khách hàng về thức ăn chăn nuôi

Đọc thêm: Tất tần tật những điều cần biết khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi

2. Nắm rõ điều kiện kinh doanh và thủ tục mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi

Trước khi bắt đầu kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, bạn cần phải nắm chắc những điều kiện mà một cửa hàng thức ăn chăn nuôi cần phải đáp ứng được để có thể bắt đầu hoạt động. Tránh tình trạng bị kiểm tra đột xuất rồi lại thiếu giấy tờ thì khó tránh khỏi bị rủi ro bị phạt.

2.1. Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Theo quy định hiện hành, các tổ chức và cá nhân kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải đáp ứng được tất cả các điều kiện dưới đây:

  • Có giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh, biển hiệu rõ ràng;
  • Có đầy đủ công cụ, thiết bị, phương tiện để lưu trữ, vận chuyển và bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi;
  • Nơi trưng bày hàng hóa bán đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
  • Cơ sở kinh doanh phải có hợp đồng mua bán với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi trong đó có quy định về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn và nói rõ về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.

2.2. Thủ tục mở cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi

Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau cho thủ tục pháp lý mở cửa hàng: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
  • Bản sao có công chứng một trong các giấy tờ sau của các thành viên công ty như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác;
  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành ở Việt Nam; 
  • Bản chính hoặc bản sao có công chứng hợp đồng mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ nhà sản xuất; 
  • Bản sao của một trong những loại giấy chứng nhận sau: ISO, GMP, HACCP của cơ sở sản xuất;
  • Bản kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn của sản phẩm theo tiêu chuẩn được các cơ quan có thẩm quyền công nhận. Mẫu nhãn của sản phẩm có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu.

3. Chuẩn bị vốn đầu tư kinh doanh

Tất nhiên là để đầu tư kinh doanh bất cứ sản phẩm/dịch vụ gì đều cần có vốn. Vậy cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi và số vốn đó sẽ được dùng vào những việc gì? 

Thức ăn chăn nuôi là mặt hàng có giá trị tầm trung, do đó chủ cửa hàng cần chuẩn bị sẵn sàng một số vốn đủ lớn để nhập hàng bán cũng như dự trữ để có thể đáp ứng lập tức khi khách hàng có nhu cầu.

4. Tìm nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng, giá tốt

Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng. Bên cạnh đó, vẫn có các nguồn hàng nhái, kém chất lượng nên rất khó cho người mới tìm được nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi uy tín. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những chủ kinh doanh thức ăn chăn nuôi và tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lượng.

Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng bạn nên tham khảo các yếu tố:

  • Đã có thương hiệu trên thị trường chăn nuôi
  • Có nhiều phản hồi tốt từ khách hàng, các đại lý
  • Quy mô kinh doanh rộng lớn, là nhà phân phối cho các đơn vị nổi tiếng

Bạn cũng không nên nên bỏ qua dịch vụ giao hàng, hình thức thanh toán trước khi quyết định hợp tác với bất kỳ nhà cung cấp nào. Và sau khi ký kết hợp đồng thì cửa hàng của bạn nên tạo dựng mối quan hệ liên kết với đối tác cung cấp bằng cách thường xuyên thăm hỏi, tặng quà,... Để giải đáp cho câu hỏi tại sao nên gây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, lý do là bởi nhà cung ứng là những đơn vị giúp bạn có thể duy trì quy trình vận hành trơn tru. Việc bạn đối xử với đối tác quyết định thời gian hợp tác giữa cả hai. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa những hành động làm ảnh hưởng xấu đến nhà cung cấp của bạn.

Tìm nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi

Tìm nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng, giá tốt

5. Lựa chọn sản phẩm và xác định giá bán hợp lý

Thức ăn chăn nuôi là mặt hàng có nhu cầu tương đối lớn nên có luôn có sự điều chỉnh giá hàng năm. Chủ kinh doanh nên cập nhật thông tin giá nhập của thức ăn chăn nuôi để thay đổi giá bán cho phù hợp với thị trường chung. Mức độ cạnh tranh của ngành này cũng khá cao nên bạn hãy cân nhắc giá so với đối thủ cạnh tranh. Sau khi có kế hoạch cụ thể, bạn mới có thể quyết định được mức giá hợp lý nhất cho khách hàng, thu hút họ đến cửa hàng nhiều hơn. Để hấp dẫn khách tới mua hàng trong giai đoạn đầu mới khai trương, chủ cửa hàng cần triển khai những chương trình tiếp thị, ưu đãi sốc. Chắc chắn những "tuyệt chiêu" này sẽ đem lại cho bạn một lượng khách hàng không hề nhỏ.

Lựa chọn sản phẩm và xác định giá bán hợp lý

Lựa chọn sản phẩm và xác định giá bán hợp lý

6. Lựa chọn mặt bằng, thiết kế không gian bày bán sản phẩm

Trước khi quyết định thuê mặt bằng, bạn nên khảo sát thị trường, khu vực địa lý trước để xác định tình hình. Vị trí mặt bằng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh.

Đối với mô hình cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trọng lượng của các loại bao thức ăn khá lớn. Bạn hãy cân nhắc thuê mặt bằng rộng rãi để chứa hàng và thuận tiện trong quá trình vận chuyển nhập - xuất kho. Thường thường, các cửa hàng thức ăn chăn nuôi thường bố trí gần với các kho bãi, nhà cung cấp chính để tiện kinh doanh và vận chuyển. Bạn không nên mở cửa hàng ở những nơi quá đông đúc như siêu thị, chợ, trường học,… Khi vận chuyển thức ăn chăn nuôi thì có thể sẽ cần xe tải vận chuyển, nếu không sẽ cồng kềnh dễ gây ùn tắc giao thông và nguy hiểm cho người xung quanh. Tốt nhất là bạn hãy chọn địa điểm có đường ra vào rộng, hai chiều để đảm bảo an toàn và không gian cho vận chuyển nếu cần.

Về không gian bày bán sản phẩm, mặt hàng thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất là chất lượng và giá thành cho nên bạn không cần quá chú trọng vào cách trưng bày cũng như không cần đầu tư kệ, giá để hàng quá đẹp. Chỉ cần sử dụng những chiếc kệ chắc chắn, sắp xếp thức ăn cùng loại ở cùng kệ, bày rõ giá bán là đủ.

7. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho cửa hàng thức ăn chăn nuôi

Lưu ý, sau khi đã khai trương cửa hàng thức ăn chăn nuôi, bạn cần phải tìm kiếm khách hàng. Cách đầu tiên và đơn giản nhất chính là nhờ người thân bạn bè giới thiệu. Nếu vẫn không có khách hàng, hãy lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Hoặc bạn hãy chủ động tìm kiếm những chủ trang trại chăn nuôi trên các hội nhóm để mời họ sử dụng thử sản phẩm của cửa hàng.

8. Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chu đáo

Kinh nghiệm để tạo dựng một tệp khách hàng thân thiết cho cửa hàng chính là phải chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng. Bạn hãy hướng dẫn, đào tạo nhân viên làm việc theo một trình tự chuẩn chuyên nghiệp, và luôn cập nhật quy trình theo những góp ý mới nhất của khách hàng. Việc này để đảm bảo các nhân viên trong cửa hàng luôn phục vụ khách hàng với thái độ chuyên nghiệp và chu đáo nhất cho dù đó là khách hàng quen hay khách hàng mới.

Những gì chúng tôi chia sẻ trên đây là 8 bước mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi quý báu nhất cho người mới bắt đầu tham khảo. Nếu bạn muốn đăng ký sử dụng phần mềm bán hàng Nhanh.vn, hãy để lại thông tin để được tư vấn báo giá và hướng dẫn đăng kí ngay hôm nay. Mong rằng ý tưởng kinh doanh này sẽ giúp bạn thành công đạt được mục tiêu thực tế về tài chính - kinh tế. Nếu còn thắc mắc gì liên quan, hãy để lại bình luận và chúng tôi sẽ gửi lời giải tới bạn trong thời gian sớm nhất.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm