Với những đặc điểm vượt trội như khả năng chống ăn mòn và sử dụng được trong nhiều loại môi trường khác nhau, inox hay thép không gỉ đã trở thành loại vật liệu rất lý tưởng và được sử dụng để chế tạo rất nhiều đồ dùng trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Bởi vậy, mở cửa hàng kinh doanh inox cũng là một hướng đi rất tiềm năng để khởi nghiệp. Nếu như bạn có ý định kinh doanh loại cửa hàng này thì cùng theo dõi những kinh nghiệm phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng Nhanh.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính [hide]
1. Xác định mô hình kinh doanh inox phù hợp
1.1. Mở cửa hàng đồng giá đồ inox
1.2. Mở cửa hàng kinh doanh inox bán lẻ
1.3. Cửa hàng bán buôn, bán sỉ đồ inox
1.4. Kết hợp cửa hàng và kinh doanh inox online
2. Kinh nghiệm xác định vốn khi mở cửa hàng kinh doanh inox
3. Kinh nghiệm thuê mặt bằng khi mở cửa hàng kinh doanh inox
4. Kinh nghiệm chọn thiết bị khi kinh doanh cửa hàng kinh doanh inox
5. Kinh nghiệm tuyển dụng đội ngũ nhân công
1. Xác định mô hình kinh doanh inox phù hợp
Trước khi lập kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh inox, bạn cần lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp. Một số mô hình bạn có thể cân nhắc lựa chọn đó là:
1.1. Mở cửa hàng đồng giá đồ inox
Hình thức đầu tiên mà bạn có thể lựa chọn đó là cửa hàng đồng giá đồ inox. Với mô hình này, bạn sẽ kinh doanh tất cả các sản phẩm inox tại cửa hàng với cùng một mức giá. Hình thức cửa hàng này cũng khá tiềm năng vì đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
1.2. Mở cửa hàng kinh doanh inox bán lẻ
Một hình thức phổ biến khác bạn có thể lựa chọn đó là mở cửa hàng kinh doanh inox bán lẻ. Với mô hình này, đối tượng khách hàng chủ yếu của bạn sẽ là các hộ gia đình, các thợ sửa chữa mua sắm nhỏ lẻ, bạn sẽ không cần đầu tư số vốn quá lớn, tuy nhiên cần kinh doanh đa dạng các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của tệp khách hàng này.
1.3. Cửa hàng bán buôn, bán sỉ đồ inox
Khác với mô hình bán lẻ, khi mở đại lý phân phối bán buôn đồ inox gia dụng, khách hàng chủ yếu của bạn sẽ là những chủ kinh doanh nhỏ lẻ hoặc các công ty nội thất, xây dựng,... Nếu lựa chọn loại hình cửa hàng này, bạn sẽ cần đầu tư số vốn lớn hơn cho trang thiết bị cũng như nhân công để có thể đáp ứng được nhu cầu của các đối tác. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng mối quan hệ với các công ty trong lĩnh vực xây dựng để phát triển việc kinh doanh cho cửa hàng.
Đồ inox được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày nên dù lựa chọn loại hình cửa hàng nào thì tiềm năng phát triển cũng rất lớn
1.4. Kết hợp cửa hàng và kinh doanh inox online
Bên cạnh việc mở cửa hàng, bạn cũng có thể kết hợp thêm hoạt động kinh doanh online để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng cũng như mở rộng thêm nguồn doanh thu cho cửa hàng. Một số kênh bán online bạn có thể phát triển đó là các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo,... và các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,... Nếu bạn quyết định bắt đầu kinh doanh mở rộng trên nhiều kênh, lời khuyên cho bạn là hãy tập trung vào việc quản lý hàng hóa, đơn hàng sao cho hiệu quả nhất. Bí quyết quản lý hiệu quả khi bán hàng trên nhiều kênh đó chính là sử dụng phần mềm bán hàng thông minh.
Xem thêm:
Tổng hợp 10 kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng
6 tiêu chí lựa chọn phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng tốt nhất
2. Kinh nghiệm xác định vốn khi mở cửa hàng kinh doanh inox
Thật vậy, mở cửa hàng kinh doanh inox cần bao nhiêu vốn có lẽ là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Thực tế, theo kinh nghiệm chia sẻ từ những chủ kinh doanh đã thành công, số vốn cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh inox sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có,... Tuy nhiên, các loại chi phí cơ bản bạn sẽ cần chuẩn bị để mở cửa hàng kinh doanh inox có thể kể tới chi phí thuê cửa hàng, chi phí mua sắm các thiết bị, chi phí nhập nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân viên, chi phí marketing. Như vậy, thông thường để mở cửa hàng kinh doanh inox thuận lợi, bạn sẽ cần khoảng 50 - 100 triệu.
Cho dù là cửa hàng quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng cần xây dựng kế hoạch phân bổ tài chính cho hợp lý. Đồng thời, hãy luôn để một phần vốn dự phòng cho những vấn đề có thể phát sinh để đảm bảo cửa hàng có thể vận hành hiệu quả.
Bạn có thể huy động vốn từ người thân hoặc vay từ ngân hàng để kiếm tiền đầu tư dành cho cửa hàng.
Phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ giúp cửa hàng kinh doanh inox của bạn vận hành hiệu quả hơn
3. Kinh nghiệm thuê mặt bằng khi mở cửa hàng kinh doanh inox
Khi kinh doanh mặt hàng này, việc lựa chọn mặt bằng thuê cũng rất quan trọng. Bạn nên mở cửa hàng kinh doanh inox tại những địa điểm tập trung đông dân cư, gần khu trung tâm nhiều người qua lại thì sẽ dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng tới cửa hàng của bạn hơn.
Bên cạnh đó, ngoài việc lựa chọn vị trí đẹp, bạn cũng nên lưu tâm tới việc bày trí cửa hàng sao cho khoa học và sạch sẽ để khách hàng cảm thấy thoải mái khi tới cửa hàng mua sắm. Lưu ý rằng, cửa hàng cũng cần được sắp xếp thật thoáng mát làm sao để tránh ẩm mốc và đảm bảo các sản phẩm inox không bị ảnh hưởng tới chất lượng. Đừng chỉ nghe linh cảm "nhạy bén" mách bảo mà hãy tìm kiếm, khảo sát và phân tích kỹ lưỡng các phương án để lựa chọn ra mặt bằng ấn tượng với giá tốt nhất.
Đọc thêm: 10 lưu ý khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng
4. Kinh nghiệm chọn thiết bị khi kinh doanh cửa hàng kinh doanh inox
Để mở cửa hàng kinh doanh inox, các trang thiết bị bạn cần đầu tư để có thể phục vụ việc gia công và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng có thể kể tới máy cắt, máy hàn, máy đột dập, máy cắt plasma, máy soi rãnh,... Trang bị càng đầy đủ danh mục các loại thiết bị thì sẽ càng tăng thêm cơ hội tối ưu hóa chi phí cũng như tốc độ sản xuất, từ đó cửa hàng inox của bạn có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và dễ dàng xây dựng tên tuổi trên thị trường hơn. Hãy lựa chọn những nhà cung cấp với nguồn hàng thiết bị uy tín, chất lượng cao
5. Kinh nghiệm tuyển dụng đội ngũ nhân công
Đội ngũ thợ giỏi với tay nghề cao chính là một trong những yếu tố quan trọng để cửa hàng inox của bạn có thể cạnh tranh với những đối thủ khác. Bởi vậy, bạn nên tìm cho cửa hàng của mình một đội ngũ thợ lành nghề, có khả năng thi công các loại vật liệu với chi tiết khó và ít phổ biến trên thị trường. Đồng thời, bạn cũng cần tuyển cho cửa hàng của mình nhân viên kinh doanh khéo léo, nhanh nhẹn và có khả năng thuyết phục tốt. Số lượng nhân viên cần tuyển bạn có thể cân đối tùy theo quy mô của cửa hàng.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp kinh nghiệm và chi phí mở cửa hàng gạch ốp lát
6. Kinh nghiệm marketing khi mở cửa hàng kinh doanh inox
Việc mở cửa hàng kinh doanh inox của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch marketing. Thật vậy, nếu không thực hiện các hoạt động marketing thì cho dù bạn có đầu tư cho cửa hàng tới đâu thì cũng sẽ khó có thể thu hút được nhiều khách hàng. Một số gợi ý để bạn xây dựng chiến lược marketing cho cửa hàng kinh doanh inox đó là:
Phát triển thêm các kênh bán hàng online
Thật vậy, trong thời đại 4.0 hiện nay, bán hàng online đã trở thành một xu hướng kinh doanh rất hiệu quả. Khi mở cửa hàng kinh doanh inox, bạn có thể thu hút thêm nhiều khách hàng bằng cách tận dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc tự thiết kế website riêng cho cửa hàng. Lưu ý rằng, bất kể là kênh nào bạn cũng nên chau chuốt cho cả hình ảnh và nội dung đăng tải. Có như vậy, khi quảng bá online bằng các công cụ như Facebook Ads, Google Ads,... mới có thể đạt được hiệu quả cao và tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... để mở rộng thêm tệp khách hàng cho việc kinh doanh của bạn cũng như gia tăng thêm doanh thu của cửa hàng.
Kết hợp mở cửa hàng kinh doanh inox online sẽ giúp bạn tăng thêm doanh thu và dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn
Hoạt động quảng bá tại cửa hàng
Bên cạnh việc mở rộng kênh bán hàng online, bạn không nên bỏ qua các hoạt động quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng như treo biển hiệu, banner, phát tờ rơi, trang trí kệ trưng bày đầy tính nghệ thuật. Thêm vào đó hãy tổ chức cả các chương trình ưu đãi phi lợi nhuận, chiết khấu nổi bật, quà tặng miễn phí để luôn luôn thu hút khách hàng tới mua sắm tại cửa hàng,…
Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp thêm các hoạt động tiếp thị trực tiếp hay email marketing để tìm thêm những đối tác lớn như những bên công ty nội thất hay xây dựng để hợp tác.
Xem thêm: TOP 5 phần mềm bán hàng tôn thép, sắt thép được tin dùng nhất
7. Kinh nghiệm chuẩn bị thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng kinh doanh inox theo quy định năm 2022
Theo quy định tại hiện hành, khi kinh doanh bất kỳ ngành nghề như thế nào, bạn cũng cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Bởi vậy, khi mở cửa hàng kinh doanh inox bạn cũng sẽ cần phải tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật trên toàn quốc. Các ngành nghề phù hợp với các cửa hàng inox gồm:
Mã ngành cấp 4 | Tên ngành, nghề kinh doanh theo quy định |
2592 | Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại – Chi tiết: Gia công sản xuất các sản phẩm bằng sắt, thép, nhôm, inox. |
2591 | Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại. |
4752 | Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh. |
4663 | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. |
7110 | Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. |
Trường hợp bạn mở cửa hàng kinh doanh inox với số vốn lớn, bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, loại hình có thủ tục đơn giản nhất mà bạn có thể đăng ký đó là hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, hồ sơ bạn cần chuẩn bị để đăng ký hộ kinh doanh cá thể là:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh với đầy đủ các thông tin về tên cửa hàng, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ hoạt động, số vốn, thông tin chủ hộ kinh doanh.
Bản sao căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh,
Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hoặc bản hợp đồng thuê cửa hàng.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn có thể tiến hành đăng ký theo quy trình sau đây:
- Bước 1: Truy cập và đăng ký thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Bước 2: Sau khi nhận thông báo hồ sơ được chấp nhận thì nộp bản cứng hồ sơ tại cơ quan phụ trách trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt cửa hàng.
- Bước 3: Nhận giấy hẹn và lấy giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo lịch hẹn.
Các bước làm thủ tục hồ sơ và đăng ký khá đơn giản nên các chủ kinh doanh hoàn toàn có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đăng ký các loại hình doanh nghiệp khác hay còn lúng túng trong các bước chuẩn bị hồ sơ thì bạn nên liên hệ với các văn phòng luật để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký nhanh nhất.
Những kiến thức được chia sẻ phía trên đã giải thích lý do vì sao mở cửa hàng inox đang có cơ hội rộng mở nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin mà Nhanh.vn tổng hợp trên bài viết sẽ giúp cho bạn có định hướng rõ ràng hơn khi mở cửa hàng kinh doanh inox. Chúc các chủ kinh doanh làm ăn phát đạt và thành công! Cảm ơn các bạn vì đã luôn theo dõi tin tức của chúng tôi!
Xem thêm:
8 kinh nghiệm mở cửa hàng sắt thép hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu
Tổng hợp kinh nghiệm và chi phí mở cửa hàng gạch ốp lát thành công 100%