TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Hướng dẫn chi tiết cách làm marketing 4P hiệu quả nhất

2023-12-17

Marketing 4P là gì? Làm thế nào để có thể xây dựng được chiến lược Marketing này hiệu quả. Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách làm marketing 4P hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Hướng dẫn chi tiết cách làm marketing 4P hiệu quả nhất

1. Chiến lược Marketing 4P là gì?

Chiến lược Marketing 4P là một thuật ngữ quen thuộc, đây được xem là chiến lược kinh điển chưa bao giờ bị lỗi thời. 4P trong Marketing được hiểu là tập hợp các công cụ tiếp thị giúp doanh nghiệp đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Chiến lược này được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng áp dụng trong việc cho ra mắt sản phẩm mới.

Chiến lược Marketing 4P bao gồm 4 công cụ cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá) được dùng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Qua thời gian, mô hình chiến lược 4p này còn được phát triển thành marketing 7Ps theo sự cải tiến hiện hành.

Produce – Sản phẩm

Produce - P1 sản phẩm được coi là nền tảng đầu tiên trong chiến lược marketing của mọi hoạt động kinh doanh. Đây cũng là điểm cốt lõi để doanh nghiệp có thể việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bạn không tốt thì mọi nỗ lực đều bằng không và dẫn tới thất bại.

Sản phẩm trong Marketing có thể là đối tượng hữu hình (sản phẩm trong ngành FMCG, công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, ..) hoặc dịch vụ vô hình (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thông,...).

Price - Giá

Trong chiến lược Marketing 4P, Price (P2) chính là giá bán của một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi muốn xác định giá bán, chủ doanh nghiệp cần xác định kỹ các khoản chi phí để hoàn thiện 1 sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên nguyên vật liệu, thuê nhân công, vận chuyển, thiết kế,… để sao vẫn đảm bảo được có lợi nhuận. Thông thường, mức lợi nhuận sẽ chiếm khoảng 15 – 20% tổng giá trị sản phẩm.

Chiến lược Marketing 4P là gì?

Chiến lược Marketing 4P là gì?

Place - Phân phối

Place (P3) trong chiến lược Marketing 4P là kênh phân phối, điểm bán, các địa điểm mà khách hàng có thể đến trực tiếp để mua được sản phẩm. Có hai loại kênh phân phối phổ biến trên thị trường là:

Phân phối trực tiếp: Kênh phân phối này được hiểu là nhà sản xuất sẽ bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ hình thức trung gian nào khác. Doanh nghiệp có cửa hàng, tổ chức đội ngũ tư vấn bán hàng, website bán hàng,...

Phân phối gián tiếp: Tức là nhà sản xuất sẽ phân phối sản phẩm của mình thông qua các kênh trung gian như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng,… sau đó mới tới tay người tiêu dùng.

Promotion - Quảng cáo

Cuối cùng, Promotion (P4) có thể được hiểu là truyền thông, tiếp thị hay quảng cáo. Đây chính là cách để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Các công cụ của Promotion bao gồm: quảng cáo (quảng cáo TVC truyền hình, báo đài, Internet, mạng xã hội,...), tiếp thị (giới thiệu sản phẩm tận nhà, gửi catalog cho khách hàng), quan hệ công chúng (họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện), tổ chức bán hàng,…

Xem thêm: Marketing hướng về khách hàng là gì? Nó khác gì so với những quan điểm marketing khác?

2. Ý nghĩa của Marketing 4P

Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng

Chiến lược marketing này được coi là thúc đẩy doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ những thông tin hữu ích đó sẽ giúp doanh nghiệp sáng tạo và sửa đổi các sản phẩm/dịch vụ của mình nhằm thỏa mãn mong muốn người tiêu dùng.

Cũng chính nhờ vậy mà sản phẩm sẽ được cải tiến về chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó được đưa ra thị trường nhằm có thể đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận vượt trội hơn.

Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp trên thị trường

Mục tiêu của Marketing Mix 4P là đưa sản phẩm phổ biến rộng khắp để có nhiều người biết tới hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ có các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước (tùy vào mục đích và khách hàng mục tiêu của từng doanh nghiệp).

Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giúp sản phẩm/dịch vụ được phủ rộng khắp trên thị trường, tăng cơ hội bán nhanh hơn, nhiều hơn. Đồng thời, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tạo uy tín cho thương hiệu và khẳng định vị thế trên thị trường.

Ý nghĩa của Marketing 4P

Ý nghĩa của Marketing 4P

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

Chúng ta thấy rõ được rằng thị trường đang ngày càng cạnh tranh khi có quá nhiều sản phẩm cùng loại. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sáng tạo, tìm tòi và nâng cấp tính năng mới cho sản phẩm của mình để mang tới những điểm khác biệt so với đối thủ. Nhờ vào chất lượng vượt trội và giá cả cạnh tranh với đối thủ, chiến lược marketing này sẽ có các giải pháp tạo lợi thế cho doanh nghiệp trên thị trường.

Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Qua thực hiện chiến lược 4P, các sản phẩm/dịch vụ được cải tiến chất lượng hơn cả về tính năng và giá cả vẫn cạnh tranh. Điều này giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm tốt, tiện ích và nhanh chóng với mức giá hợp lý.

Đọc thêm: 4 loại hành vi của người tiêu dùng trong marketing

3. Cách lên chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp

3.1 Xác định điểm bán độc quyền - USP

Unique selling point - USP (Điểm bán độc quyền) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mới có được.

Đây cũng chính là điểm khác biệt giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ khác trên thị trường cạnh tranh. Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ, bạn sẽ biết xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm/dịch vụ giúp nó được nhiều người yêu thích và lựa chọn hơn.

3.2 Thấu hiểu khách hàng

Để có thể thấu hiểu được khách hàng thì cần xác định thông qua các câu hỏi dưới đây như sau:

  • Ai sẽ là người sẽ mua sản phẩm?
  • Nỗi đau/vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
  • Nhu cầu và mong muốn của họ về một sản phẩm như thế nào?

Hiểu được những nhu cầu này của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bạn đưa ra được đúng với insight của đối tượng mà mình hướng tới, khi đó chiến lược marketing mới hiệu quả hơn.

3.3 Nghiên cứu đối thủ

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Xác định được vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh so với các đối thủ.
  • Đánh giá được các điểm mạnh và điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của đối thủ
  • Tìm ra các cơ hội và mối đe dọa từ đối thủ đang gặp phải

Qua đó, doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Bằng cách phân tích sản phẩm/dịch vụ gồm có giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông... các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Lúc này sẽ đưa ra chiến lược giá phù hợp nhất cho khách hàng mục tiêu của mình.

Cách lên chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp

Cách lên chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp

Tham khảo: Affiliate marketing cho người mới A-Z 2024: Khái niệm, cách làm

3.4 Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Ở bước này, doanh nghiệp phải nắm được:

  • Khách hàng tiềm năng của mình sẽ có xu hướng mua hàng ở những đâu?
  • Họ yêu thích sử dụng kênh phân phối nào?
  • Họ muốn được tiếp xúc với thông tin như thế nào?

Trong việc lựa chọn kênh phân phối, hãy xem xét kênh mà khách hàng tiềm năng thường sử dụng cũng như tìm cách tiếp cận họ một cách hiệu quả. Bao gồm các kênh truyền thông xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube để tiếp cận khách hàng theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, có thể xây dựng một trang website chuyên nghiệp và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp tăng cường hiệu quả tiếp cận khách hàng.

Thế nhưng, khi sản phẩm/dịch vụ chỉ phục vụ cho một thị trường cụ thể thì việc tập trung vào một kênh hoặc 1 khu vực địa lý nhất định là điều rất quan trọng. Bởi nó cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực và nỗ lực tiếp thị vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

3.5 Phát triển chiến lược truyền thông

Đến bước này sau khi dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.

Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào thì doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo được thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật và dễ hiểu.

3.6 Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Sau cùng, quan trọng nhất chính là cần đánh giá xem các yếu tố đã được đề cập ở trên có tương hợp với nhau, nhằm tạo ra một chiến lược vượt trội và thành công. Các yếu tố Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Quảng cáo) đều phụ thuộc và liên quan mật thiết đến nhau. Từ đó, tạo nên một chiến lược thông minh và hiệu quả. Vì vậy, đội ngũ Marketing của bạn cần dành thời gian để đánh giá và đo lường sự kết hợp của yếu tố 4P này một cách thường xuyên.

Bằng cách đánh giá và đo lường, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định xem liệu sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng không, giá cả có phù hợp với giá trị của sản phẩm/dịch vụ mang lại hay không, địa điểm phân phối có thuận tiện và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay chiến lược quảng cáo có tạo ra sự hiệu quả và thu hút khách hàng không.

Xem thêm:  5+ bước xây dựng phễu Marketing chuyển đổi cao cho doanh nghiệp

4. Cách ứng dụng Marketing 4P vào sản phẩm doanh nghiệp

Cách ứng dụng Marketing 4P vào sản phẩm doanh nghiệp

Cách ứng dụng Marketing 4P vào sản phẩm doanh nghiệp

4.1 Chiến lược về sản phẩm

Hiểu rõ sản phẩm trên thị trường

Theo chiến lược Marketing 4P, doanh nghiệp cần xác định sản phẩm là sản phẩm mới hay đã tồn tại trên thị trường? Nếu như là sản phẩm mới cần thì có điểm gì độc đáo.Và sản phẩm đã có sẵn trên thị trường thì cần cho mọi người thấy sản phẩm tốt hơn hay mức giá rẻ hơn so với mặt hàng mà đối thủ cạnh tranh khác đang cung cấp.

Doanh nghiệp cũng cần nắm được ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm, làm nổi bật ưu điểm đó có gì khác biệt so với những sản phẩm khác ngoài thị trường.

Xây dựng thương hiệu từ chất lượng sản phẩm

Thương hiệu được nhận biết từ chính đặc điểm, kiểu dáng hay màu sắc, mùi vị của sản phẩm đó. Ví dụ như thương hiệu TH True Milk với ý nghĩa “ True Happiness”, nghĩa là “hạnh phúc đích thực”, với dòng sữa tươi sạch, tinh túy từ thiên nhiên, uống TH True Milk sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc mỗi ngày.

Có nhiều cách đặt tên khác nhau cho 1 sản phẩm:

  • Đặt mỗi sản phẩm một tên gọi khác nhau.
  • Tất cả các sản phẩm có chung một tên gọi.
  • Đặt tên sản phẩm theo từng dòng sản phẩm (combo).

Hiện nay trên thị trường, cách đặt tên sản phẩm phổ biến nhất chính là việc kết hợp thương hiệu công ty với tên riêng của từng sản phẩm. Chẳng hạn như tập đoàn Samsung cho ra đời các dòng điện thoại như amsung S6, Samsung S8, SSamsung Note 5, Samsung A7,..

Đọc thêm: 7 chương trình khuyến mãi hay nhất trong marketing

4.2 Chiến lược về giá

Xây dựng chiến lược định giá hiệu quả

Định giá theo tính năng của sản phẩm và thị trường: Giá thành phải phù hợp với giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng. Sản phẩm mà chất lượng, tính năng ưu việt và mẫu mã đẹp thì giá thành sẽ phải cao hơn so với sản phẩm ít tính năng hơn.

Định giá theo phân khúc sản phẩm: Nếu sản phẩm của bạn phục vụ các khách hàng cao cấp (hướng tới có nguồn thu nhập cao), sản phẩm phải có chất lượng, phiên bản độc nhất hoặc giới hạn. Hoặc sản phẩm có chu kỳ sống ngắn như các sản phẩm công nghệ thì nên định giá theo “chiến lược hớt váng”, tập trung vào các tính năng nổi trội, mẫu mã và quảng cáo.

Chiến lược về giá

Chiến lược về giá 

Xây dựng chiến thuật định giá sản phẩm

Các chiến thuật định giá nhằm đánh vào tâm lý người tiêu dùng mà doanh nghiệp có thể áp dụng khi cho ra mắt sản phẩm mới

  • Xây dựng gói bổ trợ, khuyến mãi: Sản phẩm bổ trợ được tặng kèm khi khách hàng mua sản phẩm chính. Ví dụ combo 2 đùi gà rán + khoai tây chiên + nước uống có ga khuyến mãi chỉ 69k, mua kem đánh răng tặng bàn chải.
  • Xây dựng chiến lược giảm giá, chiết khấu sản phẩm: Áp dụng khi khách hàng mua với số lượng lớn, giá trị đơn hàng lớn,… lúc này doanh nghiệp sẽ giảm giá, chiết khấu phần trăm trên tổng đơn hàng.

Địa điểm hợp lý

Trong chiến lược marketing thì doanh nghiệp không thể bỏ sót việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Các bạn cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình. Hoặc cũng hoàn toàn có thể kết hợp với nhiều hình thức phân phối khác nhau để sản phẩm đến tay người tiêu dùng như bán hàng trực tiếp, kinh doanh online qua các trang mạng xã hội, website bán hàng, phân phối sản phẩm thông qua đại lý, cửa hàng siêu thị,...

Đọc thêm: Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì? Cách tính, ví dụ

4.4 Chiến thuật quảng cáo rộng khắp

Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và chi phí cho phép của doanh nghiệp

  • Quảng cáo truyền thống như TVC truyền hình, báo đài, tạp chí,...
  • Quảng cáo trên Internet (mạng xã hội, website,...) và các kỹ thuật quảng cáo online khác
  • Tổ chức sự kiện, các buổi triển lãm hay họp báo giới thiệu sản phẩm mới.
  • Phát tờ rơi quảng cáo tại các siêu thị, trung tâm thương mại, những nơi có nhiều người qua lại.
  • Marketing trực tiếp bằng hình thức qua điện thoại (telemarketing), qua email hoặc thư.

Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm marketing 4P hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp các bạn đạt hiệu quả trong chiến lược marketing của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm