TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất

-13/08/2024

Bạn chuẩn bị ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng? Bạn lo lắng với những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng? Hãy cùng Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn khám phá ngay những câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng và cách trả lời chi tiết nhất!

câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

1. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

Câu hỏi này nhằm tìm kiếm một nhân viên kinh doanh có khả năng đàm phán với các khách hàng khó tính, có khả năng tự trau dồi, học hỏi và sẵn lòng chốt sales trong mọi hoàn cảnh.

Một nhân viên bán hàng lý tưởng là ứng viên có thể đưa ra câu trả lời chi tiết về doanh nghiệp của bạn, nhấn mạnh lý do họ làm việc cho doanh nghiệp và điều gì về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp làm họ ấn tượng. Bên cạnh đó, ưa thích tương tác và trở nên hữu ích với khách hàng cũng là một trong những tố chất nhà tuyển dụng đang mong đợi từ một nhân viên bán hàng tiềm năng.

Gợi ý trả lời: "Tôi biết đến công ty mình từ 3 năm trước và từ đó đã thực sự trở thành khách hàng thân thuộc của hệ thống cửa hàng này nhưng lúc đó tôi còn chưa tốt nghiệp. Mỗi khi đến mua hàng hay đặt hàng tôi đều rất yên tâm về chất lượng cũng như được chào đón, phục vụ chu đáo. Tôi luôn nghĩ rằng chắc hẳn công ty phải đào tạo chuyên nghiệp và có mức đãi ngộ tốt cho nhân viên thì họ mới có thể mang đến dịch vụ uy tín như thế. Do đó, tôi muốn được thử sức trong vai trò Nhân viên bán hàng tại một môi trường tích cực như ở đây".

2. Theo bạn, thế nào là một dịch vụ khách hàng tốt?

dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng

Câu trả lời đầy ấn tượng và thuyết phục sẽ là: "Dịch vụ khách hàng tốt trước hết là phù hợp và đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng ngay từ lần đầu đặt chân tới cửa hàng. Để làm được điều này, nhân viên bán hàng cần nỗ lực để khách hàng cảm thấy mình được chăm sóc và phục vụ tốt nhất". Ngoài ra, dịch vụ khách hàng cần đảm bảo yếu tố thân thiện với khách hàng. Cụ thể, khi họ đến cũng như lúc họ đi đều cảm thấy được tôn trọng.

Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng cùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì việc cung cấp dịch vụ khách hàng có vai trò quan trọng bậc nhất trong kinh doanh. Khi cung cấp dịch vụ khách hàng tiêu chuẩn, trả lời các thắc mắc của khách hàng một cách chính xác nhất, hỗ trợ họ theo cách tâm huyết nhất, lắng nghe yêu cầu của họ và đưa ra tư vấn hợp lý... tất cả đều được tiến hành với thái độ lịch sự, chuyên nghiệp thì khách hàng sẽ có ấn tượng tốt, tiếp tục ủng hộ công ty. Trên thực tế, khi hài lòng vì dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, chính họ cũng sẽ là người tiếp thị, quảng cáo miễn phí cho chúng ta".

Xem thêm: 5 bước đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bán hàng

3. Hãy mô tả một tình huống bạn đã vượt mức kì vọng của khách hàng? Mô tả một tình huống bạn đã nỗ lực tốt nhất để hỗ trợ khách hàng?

Một ứng viên tiềm năng luôn tràn đầy năng lượng và lòng nhiệt tình để tư vấn và chăm sóc khách hàng của họ một cách chu đáo và hoàn hảo nhất. Ví dụ, bên cạnh màn chào hỏi, nhân viên bán hàng cho một shop quần áo cần tận dụng thời gian thu lượm quần áo trong phòng thay đồ, hỏi xem họ có muốn thử size khác không và đề cập tới chương trình giảm giá của cửa hàng.

Gợi ý trả lời: "Trước đây khi còn làm ở cửa hàng bán quần áo, tôi thường xuyên xử lý các trường hợp mà trong đó, khách hàng cần gấp sản phẩm cao cấp nhưng toàn bộ hệ thống đều hết hàng. Họ nói với tôi rằng bản thân thực sự rất cần và không muốn thay bằng bất cứ sản phẩm nào khác. Tôi đã kiên nhẫn và giúp họ bình tĩnh lại và giới thiệu một số mẫu khác phù hợp với họ, với dịp đặc biệt họ tham gia. Sau khi thử, họ nhận ra rằng hóa ra có thể mặc đồ khác mà vẫn đẹp và sang trọng như thế nên đã quyết định mua hàng".

4. Bạn làm thế nào để giải quyết với các khách hàng thô lỗ và thái độ đối đầu?

Những tình huống tế nhị như thế này đều yêu cầu nhân viên bán hàng ứng xử nhã nhặn, khéo léo và tinh tế, giải tỏa căng thẳng và thái độ đối đầu bằng sự cảm thông và cách giải quyết thuyết phục. Cụ thể, nhân viên bán hàng cần tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, bày tỏ sự cảm thông và nhanh chóng thay đổi không khí bằng cách đưa ra giải pháp mang tính tích cực.

Gợi ý trả lời: "Bán hàng là nghề làm dâu trăm họ, mỗi ngày Nhân viên bán hàng đều gặp gỡ, tiếp xúc với rất nhiều người. Tính cách, nền tảng, khả năng giao tiếp ứng xử khác nhau sẽ dẫn đến các vấn đề như xung đột, không hợp tác. Theo tôi, khi khách hàng nóng nảy, thô lỗ thì bản thân tôi cần giữ được sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Thái độ của tôi sẽ phần nào khiến họ cũng dần bình tĩnh lại. Tôi sẽ giải thích cho họ theo quy định của công ty và nếu họ có hành vi tệ hơn như bạo lực, đập phá...thì tôi sẽ cần đến sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ/an ninh".

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn , quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền 

Tìm hiểu thêm

5. Bạn biết gì về sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi?

Tưởng như đây là một câu hỏi quen thuộc nhưng ứng viên sẽ được đánh giá rất cao cho một câu trả lời chi tiết về sản phẩm/dịch vụ của công ty. Điều đó cũng cho thấy thái độ nghiêm túc và mức độ quan tâm của ứng viên đối với vị trí và công ty mình sắp làm việc. Suy cho cùng, tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ là gợi ý tiền đề cho các cách tiếp cận khách hàng để chốt và tăng sales.

Gợi ý trả lời: "Bởi vì tôi thường sử dụng sản phẩm của công ty nên biết khá rõ về mảng kinh doanh và phân phối thực phẩm. Tất cả đều được lựa chọn từ nguồn cung uy tín tại [tên địa danh] và có dây chuyền chế biến hiện đại, tiên tiến bậc nhất hiện nay. Những thông tin về vị thế trong ngành, thị phần... tôi có thể tìm trên các thông báo, văn bản chính thức nhưng ở cương vị người tiêu dùng thì tôi cảm thấy các sản phẩm đều rất tốt và mức giá hợp lý, phù hợp với những người có thu nhập tầm trung trở lên".

Tham khảo: Chính sách hoa hồng cho nhân viên bán hàng cập nhật mới nhất 2024

6. Hãy cho biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn khi tương tác với khách hàng?

Câu hỏi này giúp xác định kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng của ứng viên bởi ý thức được điểm mạnh cũng chính là cách ứng viên khẳng định mình là người phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, dũng cảm nêu ra các điểm yếu khiến nhà tuyển dụng đánh giá phẩm chất thật thà và bản lĩnh dám học hỏi từ thất bại của ứng viên. Điều này sẽ khiến ứng viên dễ dàng tăng các kĩ năng trong mối quan hệ với khách hàng và doanh nghiệp.

Gợi ý trả lời: "Với kinh nghiệm làm việc hơn 1 năm qua, từ những đánh giá của quản lý và phản hồi của khách hàng cũng như tự nhìn nhận với bản thân, tôi biết rằng điểm mạnh của mình khi giao tiếp với khách hàng là sự tập trung, khả năng lắng nghe và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, những điều này vừa là ưu điểm lại cũng là khuyết điểm. Tôi giỏi lắng nghe nhưng không phải một người hoạt ngôn nên đôi khi sẽ không biết "lấy lòng" khách hàng. Tôi vẫn đang quan sát, chú ý và thay đổi dần dần để trở nên tốt hơn, tự tin và thoải mái hơn khi tư vấn cho khách".

Phòng vấn nhân viên bán hàng

Một số câu hỏi khác

1. Kỹ năng tính toán đã giúp bạn như thế nào trong quá trình bán hàng?

2. Làm thế nào bạn có thể nhanh chóng chốt sales và thúc đẩy một giao dịch chất lượng cao?

3. Bạn đã/đang làm gì ở công ty hiện tại/ trước đây để tăng doanh thu, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian?

4. Loại hình dịch vụ/ sản phẩm nào bạn đạt doanh số cao nhất?

5. Điều gì thúc đẩy bạn trở thành nhân viên ưu tú nhất đối với một công việc cụ thể?

6. Bạn yêu thích điều gì về công việc bán hàng?

7. Kể về các thử thách bạn đã gặp trong chu trình bán hàng? Tại sao các thử thách này lại xảy ra và bạn đã vượt qua thử thách này như thế nào?

8. Bạn mong muốn lịch làm việc như thế nào?

9. Bạn có sẵn lòng làm việc tăng ca không?

10. Việc gọi điện chào hàng có khiến bạn cảm thấy phiền phức hay không?

11. Bạn sẽ sử dụng lời lẽ như thế nào để báo cáo tình hình với cấp trên khi không đạt kế hoạch doanh số đã đề ra?

12. Bạn có sẵn lòng thử thực hiện một cuộc gọi điện chào hàng với tôi là khách hàng ngay bây giờ hay không?

13. Bạn đã chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn nhân viên bán hàng ngày hôm nay?

14. Hãy kể về một sai lầm nghiêm trọng nhất là bạn đã gặp phải trong quá trình bán hàng? Bạn học được điều gì từ sai lầm này?

15. Bạn trau dồi kỹ năng bán hàng bằng cách nào?

16. Lời nhận xét tồi tệ nhất mà bạn đã nhận được trong quá trình làm việc là gì? Bạn đã thay đổi như thế nào sau đó?

17. Nếu trúng tuyển, bạn mong muốn được đào tạo những kỹ năng gì trước khi bắt đầu công việc nhân viên bán hàng chính thức?

18. Nếu như cả team đều thực hiện chung một quy trình bán hàng thì bạn sẽ làm thế nào để tạo nên sự khác biệt?

Bài viết liên quan: Kỹ năng thuyết phục khách của nhân viên bán hàng cực hiệu quả

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm