TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

TOP 5 VIỆC LÀM THÊM PHÙ HỢP CHO SINH VIÊN

2022-12-08

 Nhu cầu việc làm của sinh viên thực tế là khá lớn do nhiều sinh viên mong muốn có nguồn thu nhập để giúp đỡ bố mẹ một phần chi phí và tự chủ nguồn thu của bản thân cho những nhu cầu thiết yếu và vui chơi với bạn bè. Tuy nhiên, sinh viên cần cân nhắc tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân cũng như không ảnh hưởng quá lớn đến việc học tập trên trường. Dưới đây là bài viết tổng hợp các công việc mà đa số sinh viên lựa chọn để làm việc.

1. Sinh viên có nên làm thêm hay không?

 Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều đối với mỗi thế hệ sinh viên – những người đang trong giai đoạn ngồi trên giảng đường đại học, cao đẳng. Bởi vì việc nào cũng có tính 2 mặt của nó và vấn đề việc làm của sinh viên cũng vậy. Tuy nhiên, mỗi người nên đánh giá những điều tích cực và tiêu cực mà mình có thể gặp phải để đưa ra lựa chọn có nên hay không nên đi làm thêm.

Sinh viên có nên làm thêm không?

Sinh viên có nên làm thêm không?

1.1. Ưu điểm khi sinh viên đi làm thêm

Đi làm thêm giúp sinh viên có một khoản thu nhập

 Đây có thể là một khoản tiền chưa nhiều nhưng nhờ đó mà có thể chi tiêu cho những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống cùng với những buổi đi chơi cùng bạn bè. Ngoài ra, cũng có thể tiết kiệm số thu nhập còn lại để trở thành một khoản tiền lớn để phục vụ cho những mục đích lớn hơn chẳng hạn như đóng học phí hay mua xe,… Nhờ đi làm thêm, sinh viên bắt đầu có những bước đầu độc lập về kinh tế và học cách quản lý chi tiêu của mình.

Học được kỹ năng quản lý thời gian

 Khi đi làm thêm, mỗi sinh viên cần tự biết sắp xếp và quản lý thời gian của ban thân một cách hiệu quả để đồng thời hoàn thành việc học tập của bản thân trên trường đại học cũng như công việc tại chỗ làm thêm. Trở nên bận rộn hơn là cách giúp bạn biết trân trọng thời gian cũng như nỗ lực cải thiện chất lượng làm việc của bản thân tốt hơn.

Mở rộng các mối quan hệ

 Mỗi công việc đều yêu cầu bạn cần tiếp xúc với nhiều người cùng nhiều tính cách bởi rất ít công việc yêu cầu nhân viên làm việc một mình mà cần gặp gỡ rất nhiều người. Nhờ đó, khi đi làm thêm, bạn có thể gặp gỡ với người cùng nhiều độ tuổi khác nhau không chỉ là những người bạn đồng lứa cùng độ tuổi hay những anh chị trong câu lạc bộ cách 1 đến 2 tuổi ở trong trường. Có nhiều mối quan hệ nhất là những người có liên quan đến công việc hiện tại hay trong tương lai đều là những cơ hội tốt cho mỗi người, không chỉ là những chia sẻ kinh nghiệm làm việc mà còn về những vấn đề trong đời sống mà bạn chưa có kinh nghiệm giải quyết.

 Ngoài ra, còn rất nhiều kỹ năng khác mà sinh viên đạt được khi có công việc làm thêm. Mỗi việc đều cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích dù có thể nhỏ.

Đọc thêm: Top 15 việc làm thêm buổi tối cho từng đối tượng

1.2. Nhược điểm khi sinh viên đi làm thêm

- Phân tán thời gian học

 Một khoảng thời gian đáng lẽ dành cho việc học thì nó đã dành cho công việc làm thêm của sinh viên. Đối với những người có thể sắp xếp thời gian cân bằng giữa việc học và việc làm thêm thì đây không phải khó khăn quá lớn bởi họ có thể hoàn thành cả hai công việc mà không gặp nhiều cản trở. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, có rất nhiều người không thể phân chia các khoảng thời gian hợp lý để hoàn thành việc học cùng việc làm thêm cùng lúc. Đây là việc khá nguy hiểm do nó có ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành của sinh viên.

- Căng thẳng và mệt mỏi

Căng thẳng mệt mỏi ở sinh viên

    

 Làm những công việc tốn quá nhiều thời gian làm sinh viên cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất cứ việc gì. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập do thời gian nghỉ ngơi chiếm một phần trong khoảng thời gian đáng lẽ có thể học tập mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe trong thời gian dài khi tốn nhiều thể lực và trí lực cho nó.

- Dễ mắc bẫy lừa đảo của các đối tượng xấu

 Sinh viên hầu như là những người trẻ vừa bước ra khỏi cổng trường cấp 3, vừa bước khỏi vòng tay của bố mẹ để hòa nhập vào một môi trường rộng lớn hơn, có người phải đi xa nhà để học tập, có người vẫn sống chung với bố mẹ tuy nhiên họ đều thiếu những kinh nghiệm tiếp xúc với người xấu do vậy dễ mắc phải bẫy tinh vi mà những đối tượng lừa đảo giăng ra để lừa những người dễ tin. Đây là việc khó tránh khỏi do khi ra ngoài, khó có thể biết được ai là người mang suy nghĩ xấu, có ý nghĩa lừa đảo người khác, việc chưa phân biệt được những tình huống lừa đảo khiến nhiều sinh viên mất thời gian và mất cả tiền bạc, từ đó hình thành những suy nghĩ tiêu cực và có ảnh hưởng không hề nhỏ đến thể chất và tinh thần gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập vì những câu chuyện không đáng có.

 Vì vậy, để đưa ra quyết định có nên đi làm thêm hay không, trước hết cần xác định việc học có bị ảnh hưởng bởi các công việc này hay không, có đủ thời gian học tập và rèn luyện trên trường hay không bởi đối với mỗi sinh viên mà nói việc học tập là trên hết, hoàn thành công việc học tập là nhiệm vụ chính. Để đánh giá được thì bạn có thể thử làm một công việc và xem mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu và quyết định bản thân có nên làm thêm khi đang đi học hay không?

Xem thêm:

2. Những loại công việc làm thêm phổ biến

 Dưới đây, chúng tôi chia các công việc thành ba loại theo khoảng thời gian mà mỗi sinh viên phải bỏ ra để dành cho nó. Mỗi nhóm có một tính chất riêng và đều đáng để thử trải nghiệm khi bạn cảm thấy nó phù hợp với bản thân.

2.1. Nhóm công việc có thời gian cố định

 Có rất nhiều có công việc yêu cầu sắp xếp một khoảng thời gian cố định đi làm và kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Có thể kể đến như làm gia sư, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên giao hàng,… Đây là những công việc yêu cầu một lượng công việc nhất định với khoảng thời gian xác định. Thời gian làm việc của nhóm công việc này có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất của mỗi công việc, tuy nhiên chúng đều cố định trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận với nhà tuyển dụng từ trước và làm việc trong khoảng thời gian dài.

Nhờ đó, sinh viên có thể dễ dàng sắp xếp thời gian hoàn thành việc học tập và thời gian đi làm thêm của bản thân. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên chủ động lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình cũng như giành thời gian cho các công việc khác và có thời gian giải trí nhiều hơn.

2.2. Nhóm công việc có thời gian linh hoạt

 Đây là những công việc không yêu cầu sinh viên làm việc trong một khung giờ xác định bởi nhà tuyển dụng, yêu cầu trong một thời điểm nhân viên nộp lại sản phẩm hay thành quả công việc của mình lại cho công ty hay người quản lý. Nhóm công việc này bao gồm cộng tác viên viết bài, cộng tác viên dịch thuật,… Sản phẩm là những bài viết thông qua một khoảng thời gian nghiên cứu và vận dụng kiến thức của mình để tạo ra các sản phẩm.

 Đối với nhóm công việc này, mỗi sinh viên cần xác định rõ ràng khoảng thời gian dành cho công việc thật rõ ràng để công việc không chiếm dụng quá nhiều thời gian cũng như công việc bị kéo dài quá lâu dẫn đễn ảnh hưởng đến bố trí thời gian cho việc học tập cũng như giảm hứng thú cho việc học tập.

2.3. Nhóm công việc thời vụ

 Khác với 2 nhóm công việc phía trên, đây là nhóm công việc không có thời gian dài. Do tính chất của công việc không liên tục và có tính thời vụ, nhóm công việc này thông thường kéo dài trong một giai đoạn nhất định. Nhóm công việc này bao gồm PG, PB, phục vụ chạy tiệc, nhân viên trại hè,…

 Sinh viên làm những công việc này thường có thời gian làm việc dài trong khoảng thời gian nhất định. Công việc này thường dựa vào yêu cầu từ khách hàng nên thời gian không được cố định. Vì vậy, để làm công việc này, sinh viên thường tận dụng thời gian không có công việc hoàn thành công việc học tập để không làm ảnh hưởng quá tiêu cực.

3. Top 5 việc làm thêm cho sinh viên

Có rất nhiều công việc mà sinh viên lựa chọn để làm việc, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, địa điểm làm việc và sự phù hợp của bản thân đối với công việc ấy.

3.1. Gia sư

 Công việc gia sư

Công việc gia sư 

Có thể nói, gia sư là công việc được xếp đầu bảng của các công việc làm thêm nên làm bởi nó chủ động vào thời gian rảnh khi không phải học trên trường.

 Công việc gia sự thường được làm tại nhà của học sinh hoặc các địa điểm được thuê để dạy học. Thông thường, sinh viên có thể chọn nơi dạy xung quanh khu vực sống nên việc di chuyển khá dễ dàng. Công việc chính là dạy học theo các môn học trên trường cho học sinh ở các trình độ hay khối lớp được thỏa thuận trước khi nhận công việc. Nhiều môn học cùng các cấp khác nhau có những yêu cầu khác nhau nên không khó để có thể tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân. Gia sư yêu cầu có một nền tảng kiến thức nhất định bởi kiến thức truyền lại cần chính xác giúp các em học sinh hoàn thành tốt việc học trên trường. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị tâm lý dạy cho lứa tuổi ham chơi hơn ham học rất khó quản lý. Thời gian làm việc thường không kéo dài với 1 đến 3 tiếng mỗi buổi và 1 tuần đi làm từ 2 đến 3 buổi.

 Công việc này khá dễ tìm kiếm trên các kênh như mạng xã hội hoặc website của các trung tâm gia sư. Chỉ cần lên Facebook tìm kiếm một số trang Fanpage hoặc Group tuyển gia sư để chọn cho mình môn dạy phù hợp với khả năng của bản thân.

3.2. Nhân viên bán hàng

 Sinh viên có thể tìm kiếm các công việc bán hàng tại các shop quần áo, siêu thị - đây là một trong những công việc part time cho sinh viên làm theo ca để không ảnh hưởng tới việc học tập cũng như không cần vận động quá nhiều. Khi không có khách hàng có thể tranh thủ đọc sách, học bài cũng như đọc báo, giải trí,…

 Đối với công việc này, sinh viên cần giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty. Vì vậy, đối với những người khéo ăn nói hay có khả năng thuyết phục thường khá hợp với công việc này. Bên cạnh đó, sinh viên có sở thích làm đẹp cũng như quan tâm đến thời trang có thể làm việc tại các shop quần áo, điều này không chỉ phục vụ khách hàng chọn đồ mà còn giúp mắt thẩm mỹ của chính người bán cũng tăng lên nhờ kinh nghiệm làm việc và tham khảo các đồng nghiệp khác. Ngoài ra, để bán hàng, người tuyển dụng cũng tuyển chọn theo ngoại hình của sinh viên tuy nhiên điều này cũng không được áp dụng quá nhiều.

 Thông qua tờ rơi hoặc các quảng cáo trên mạng xã hội cũng như website, sinh viên có thể tìm kiếm loại công việc này xung quanh khu vực sinh sống để thuận tiện đi lại, di chuyển không chỉ về nhà mà còn đến trường đại học, cao đẳng đang theo học. Bạn bè cũng là một kênh khá hiệu quả khi giúp bạn chọn nơi làm việc ổn định với đồng nghiệp và quản lý thân thiện hay giúp đỡ.

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn - Quản lý doanh thu, đơn hàng, nhân viên chỉ với 8k/ngày

xem thêm

3.3. Nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ

 Đây cũng là một công việc được nhiều sinh viên lựa chọn, làm nhân viên phục vụ tại nhà hàng hoặc quán nước, cửa hàng thức ăn nhanh là một công việc lý tưởng. Bởi vì đây là công việc có thể làm linh hoạt theo lịch học trên trường, ngoài ra nó cũng không cần nhiều kinh nghiệm mà có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với môi trường làm việc văn minh,…

 Nhân viên phục vụ có thể làm ở nhiều địa điểm như các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán cafe, quán trà sữa với công việc chính là bưng bê đồ ăn, thức uống để phục vụ khách hàng và dọn dẹp bàn ghế, vệ sinh lại để đón các vị khách tiếp theo. Đây cũng là công việc làm theo ca với nhiều khung giờ khác nhau cho sinh viên chọn để phù hợp với thời gian học trên trường. Thu nhập của công việc này khá ổn định mới mức thu nhập phù hợp cho chi tiêu của sinh viên.

 Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người làm việc cần có tinh thần chịu khó, siêng năng, không ngại việc và chăm chỉ làm việc cũng như cần nhanh nhẹn, khéo léo và có tài giao tiếp để phục vụ khách hàng với một thái độ tốt nhất. Không chỉ để lại ấn tượng cho khách hàng tốt nhất mà còn giúp sinh viên tăng kỹ năng quan sát và xử lý tình huống trong trường hợp bị động vẫn bình tĩnh đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Ngoài ra, để làm việc này, sinh viên cũng cần có một sức khỏe tốt để có thể bưng bê cũng như lau dọn trong một khoảng thời gian khá dài, thường 5 – 6 tiếng một ngày.

3.4. Cộng tác viên viết bài

  Cộng tác viên viết bài là một công việc khá lý tưởng cho sinh viên khi đang học trên giảng đường đại học. Tùy vào từng công ty mà sinh viên có thể làm việc tại văn phòng công ty hay làm việc tại nhà. Thông thường, sinh viên làm việc tại nhà với nguồn thông tin phong phú từ Internet và xử lý thông tin để đưa ra các đánh giá, nhận định vào các bài viết.

 Công việc chính của cộng tác viên viết bài là nhận từ khóa hoặc chủ đề về một vấn đề từ đó triển khai các ý tưởng thành bài viết theo yêu cầu của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp. Công việc này phù hợp với những sinh viên có khả năng ngôn ngữ tốt, thích viết lách cũng như thích đọc sách để nâng cao khả năng truyền đạt ngôn ngữ của mình. Ngoài ra, óc phân tích cùng khả năng sắp xếp logic cũng là yếu tố cần thiết để có một bài viết chặt chẽ và dễ đọc ngay cả đối với những người không thích đọc sách, báo. Các hình thức cộng tác viên phổ biến thường là là viết bài SEO, viết báo, viết nội dung cho website, viết bài bán hàng,… tùy theo khả năng cũng như sở thích của sinh viên để lựa chọn công việc phù hợp.

3.5. Cộng tác viên dịch thuật

 Một công việc online khác cho sinh viên có một vốn ngoại ngữ khá và tốt là làm cộng tác viên dịch thuật. Công việc này thường không yêu cầu nhân viên đến văn phòng làm việc mà có thể làm ngay tại nhà. Do vậy, sinh viên không tốn thời gian di chuyển đến văn phòng công ty có thể làm việc thoải mái ở nhà.

 Công việc chính của cộng tác viên phiên dịch là dịch một loại ngôn ngữ sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Vì vậy, để làm công việc này sinh viên cần có khả năng sử dụng một loại ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật,… Ngoài ra, công việc cũng đòi hỏi sinh viên có biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt để truyền tải một cách chính xác nhất thông điệp từ các tài liệu dịch thuật.

 Công việc này không chỉ giúp sinh viên kiếm được một nguồn thu nhập cao mà còn có thể củng cố cũng như nâng cao ngôn ngữ của sinh viên. Bên canh đó, sinh viên cũng có thể cải thiện kỹ năng đã được học trên trường để làm quen cũng như tiếp xúc với nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 Trên đây là những chia sẻ từ Nhanh.vn về các công việc làm thêm dành cho sinh viên. Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan:

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm